|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cắt 675 điều kiện kinh doanh: Bộ Công Thương liệu có 'làm số'?

14:10 | 28/09/2017
Chia sẻ
Bộ trưởng Công Thương tuyên bố sẽ cắt giảm 675 điều kiện kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những nội dung cắt giảm tích cực, thì còn nhiều băn khoăn liên quan đến cách thức Bộ Công Thương tiến hành cắt giảm các điều kiện kinh doanh này.

Trong số 675 điều kiện kinh doanh dự kiến cắt giảm, thì có tới 215 điều kiện thuộc lĩnh vực kinh doanh thực phẩm thuộc quản lý của Bộ Công Thương và Vụ Khoa học và Công nghệ được Bộ trưởng Công Thương giao thực hiện nhiệm vụ này.

Lĩnh vực này có tới 350 điều kiện kinh doanh, tập trung tại Nghị định số 77/2016/NĐ-CP. Để cắt giảm con số 215 điều kiện này, Bộ Công Thương sử dụng cách bất ngờ, trong đó sáp nhập nhiều điều kiện với nhau thành 1.

cat 675 dieu kien kinh doanh bo cong thuong lieu co lam so
Ảnh minh họa.

Ví dụ, tại Điều 26 quy định về "Điều kiện đối với cơ sở sản xuất", nghị định quy định:

"1. Địa điểm, môi trường:

a) Có đủ diện tích để bố trí khu vực sản xuất thực phẩm, các khu vực phụ trợ và thuận tiện cho hoạt động sản xuất, bảo quản và vận chuyển thực phẩm;

b) Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước;

c) Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại;

d) Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác".

Bộ Công Thương đã cắt giảm bằng cách: đưa điểm c, d vào điểm b để hợp thành 1 điều kiện là “Khu vực sản xuất, bảo quản thực phẩm không bị ngập nước, đọng nước; Không bị ảnh hưởng bởi động vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại; Không bị ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm từ các khu vực ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các nguồn gây ô nhiễm khác”.

Tương tự phần điều kiện về thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm có 5 điều kiện con, Bộ Công Thương muốn giảm bằng cách nhập 3 điều kiện lại vào với nhau. Như thế chỉ còn 2 điều kiện, trong khi thực tế 5 điều kiện ấy không hề mất đi.

Có rất nhiều điều kiện được “cắt giảm” bằng thủ pháp sáp nhập các điều kiện như trên. Chẳng hạn quy định về hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng, hệ thống cung cấp nước, hệ thống xử lý chất thải, rác thải, điều kiện đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm, điều kiện đối với cơ sở kinh doanh…

Có những điều kiện được cắt giảm ở mục này do trùng với điều kiện đã quy định ở mục khác. Ví dụ cụ thể là ở Điều 27 quy định về điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ. Nghị định quy định:

"1. Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm, dễ làm sạch, khử trùng, bảo dưỡng. Trang thiết bị, dụng cụ sản xuất di động phải bền, dễ di chuyển, tháo lắp và làm vệ sinh.

2. Phương tiện rửa và khử trùng tay:

a) Có đủ trang thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng; giầy, dép trước khi sản xuất thực phẩm;

b) Nơi rửa tay phải có đủ nước sạch, nước sát trùng, khăn hoặc giấy lau tay sử dụng một lần hay máy sấy khô tay;

c) Xưởng sản xuất thực phẩm phải có đủ bồn rửa tay cho người lao động.

Bộ Công Thương cắt giảm bằng cách: cắt điểm c “Xưởng sản xuất thực phẩm phải có đủ bồn rửa tay cho người lao động”. nhưng thực tế, điểm c này tương tự với điểm a “Có đủ trang thiết bị rửa tay, khử trùng tay, ủng…”

Tiếp đó, tại Mục 4, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất sữa chế biến quy định:

a) Khu vực chuẩn bị nguyên liệu

- Nguyên liệu sản xuất phải để riêng từng loại, đặt trên kệ hoặc giá đỡ;

- Hương liệu được chuẩn bị riêng, đảm bảo không bị nhiễm chéo;

- Các thiết bị đo lường phải đảm bảo chính xác và hoạt động tốt;

- Vệ sinh thường xuyên, đảm bảo không bị bụi bẩn, đọng nước;

- Chỉ những người có trách nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực tiếp nhận nguyên liệu chuẩn bị sản xuất".

Bộ Công Thương muốn cắt giảm bằng cách gộp tất cả 5 gạch đầu dòng thành 1 đoạn: “Nguyên liệu sản xuất phải để riêng từng loại, đặt trên kệ hoặc giá đỡ; Hương liệu được chuẩn bị riêng, đảm bảo không bị nhiễm chéo; Các thiết bị đo lường phải đảm bảo chính xác và hoạt động tốt; Vệ sinh thường xuyên, đảm bảo không bị bụi bẩn, đọng nước; Chỉ những người có trách nhiệm hoặc được phân công thực hiện mới được vào khu vực tiếp nhận nguyên liệu chuẩn bị sản xuất”.

Tương tự, quy định về khu vực chiết, rót, đóng gói cũng được cắt giảm bằng thủ pháp tương tự, gộp 5 gạch đầu dòng vào thành 1 đoạn dài.

Phần được tính toán cắt giảm nhiều nhất liên quan đến các điều kiện riêng với dầu thực vật, bia, sữa cắt bỏ hầu hết. Nhưng thực tế phần lớn điều kiện với dầu thực vật, bia, sữa đã được quy định tại điều kiện chung bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sở sản xuất thực phẩm.

Cho nên dù có cắt giảm điều kiện ở mục riêng thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện theo những quy định chung để bảo đảm an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, có những quy định được cắt giảm không có nhiều tác dụng với doanh nghiệp. Ví dụ như Điều kiện đối với thiết lập website thương mại điện tử bán hàng tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP. Trong lĩnh vực này, Bộ Công Thương quyết cắt 8/21 điều kiện kinh doanh.

Bộ Công Thương cắt bỏ những điều kiện mà hiển nhiên doanh nghiệp phải có, không cần quy định trong văn bản pháp luật. Chẳng hạn có website và tên miền hợp lệ, và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet.

Tương tự, điều kiện đối với thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, Bộ cũng cắt bỏ những điều kiện mà hiển nhiên doanh nghiệp phải có, không cần quy định trong văn bản pháp luật. Chẳng hạn có website và tên miền hợp lệ, và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên internet. Rồi phải có “cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ”.

Những quy định này không cắt thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện vì không có tên miền không thể hoạt động được.

Cần nhấn mạnh lại là những nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh là rất đáng trân trọng, trong bối cảnh nền kinh tế đã và đang phải gánh chịu tới hơn 5.000 điều kiện kinh doanh khác nhau như hiện nay. VietnamFinance đánh giá cao nỗ lực này và tin rằng ngọn lửa cải cách sẽ lan nhanh sang nhiều bộ ngành khác!

cat 675 dieu kien kinh doanh bo cong thuong lieu co lam so Sau cắt bỏ, điều kiện kinh doanh cần cơ chế tránh “tái sinh”

Ông Nguyễn Quang Đồng, Chuyên gia chính sách công độc lập cho rằng, nếu không tiến hành đồng bộ những cải cách thể chế về ...


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thu Mai

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.