|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 20/4: Mỹ vượt mốc 40.000 ca tử vong, liên tiếp 4 ngày Việt Nam không có ca mới

08:10 | 20/04/2020
Chia sẻ
Đến sáng nay, toàn thế giới ghi nhận hơn 165.000 ca tử vong trong tổng số hơn 2,4 triệu ca nhiễm COVID-19. Trong đó, Châu Âu đã nhìn thấy những dấu hiệu đáng khích lệ vào hôm qua khi tốc tộ lây nhiễm bện tại Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Anh đều đã giảm xuống.

Xem thêm: Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 21/4

Tính đến 7h sáng nay (20/4), toàn thế giới đã ghi nhận hơn 2,4 triệu người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra. Trong đó, có 165.004 người đã tử vong và 624.914 người đã hồi phục (theo trang thống kê toàn cầu Worldometer.

Đến nay, dịch COVID-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới sau khi bùng phát tại thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) vào tháng 12/2019.

Cập nhật tình hình dịch virus corona ngày 20/4: Mỹ vượt mốc 40.000 ca tử vong, liên tiếp 4 ngày Việt Nam không có ca mới - Ảnh 1.

Đã có hơn 165.000 người trên toàn cầu tử vong do COVID-19. (Ảnh minh họa: AFP)

Việt Nam: Tròn 4 ngày không có ca nhiễm mới

Theo cập nhật từ Bộ Y tế, đến sáng nay (20/4), Việt Nam không nhận thêm ca mới, tổng số ca dương tính với COVID-19 vẫn là 268, trong đó 202 người đã khỏi bệnh và 66 người đang điều trị tại các cơ sở y tế.

Như vậy, lần đầu tiên trong hơn 1 tháng qua, 4 ngày liên tục Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc COVID-19 mới nào. Trong tổng số 268 ca bệnh, có 160 người từ nước ngoài (chiếm 59,7%), 108 người lây nhiễm thứ phát.

Tính đến sáng nay, có 62.998 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách li). Trong đó, cách li tập trung tại bệnh viện là 279 người, cách li tập trung tại cơ sở khác là 11.338 người và cách li tại nhà, nơi lưu trú là 57.381 người. Số ca có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 là 13, lần 2 là 7.

Đến nay đã có 33/63 tỉnh thành trên cả nước có người mắc COVID-19, bao gồm: Vĩnh Phúc, TP HCM, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lào Cai, Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Kon Tun, Lâm Đồng, Bắc Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Lai Châu, Hải Phòng, Nghệ An, Hưng Yên, Lâm Đồng, Kiên Giang, Hà Tĩnh, Thái Bình, Nam Định, Bắc Kạn, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đăk Lăk, Quảng Bình, Hà Nam, Hà Giang.

Trên thế giới: Nhiều dấu hiệu tích cực tại Châu Âu

Ghi nhận đến sáng nay, Mỹ hiện đang là ổ dịch COVID-19 lớn nhất thế giới với 764.303 ca nhiễm và 40.548 ca tử vong, tăng lần lượt 25.511 và 1.534 ca so với một ngày trước đó.  

Đến nay, New York vẫn là bang chịu ảnh hưởng nặng nhất tại Mỹ. Thống đốc Andrew Cuomo đã quyết định kéo dài lệnh phong tỏa bang này đến ngày 15/5. Tuy nhiên, một số bang khác như Ohio, Texas và Florida cho biết họ sẽ mở cửa lại một phần nền kinh tế, có thể là vào 1/5 hoặc sớm hơn.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin hôm 19/4 cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump và lãnh đạo quốc hội đang tiến gần tới một thỏa thuận hơn 400 tỷ USD nhằm bổ sung kinh phí hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ.

Thỏa thuận này, dự kiến sẽ được thông qua tại Thượng viện ngày 20/4 và tại Hạ viện 1 ngày sau đó, cũng sẽ bổ sung kinh phí cho các bệnh viện và các hoạt động xét nghiệm.

Châu Âu hiện vẫn đang là điểm nóng của đại dịch COVID-19, chiếm 2/3 tổng số ca tử vong trên toàn cầu. Tuy nhiên, Châu Âu đã nhìn thấy những dấu hiệu đáng khích lệ vào hôm qua khi tốc tộ lây nhiễm bện tại Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Anh đều đã giảm xuống.

Tại Tây Ban Nha - ổ dịch lớn nhất Châu Âu và lớn thứ 2 trên thế giới, ghi nhận đến sáng nay có tổng cộng 198.674 ca nhiễm và 20.453 ca tử vong, tăng lần lượt 4.258 và 410 ca trong vòng 24h qua.

Thủ tướng Tay Ban Nha Pedro Sanchez đã đề nghị Quốc hội nước này gia hạn tình trạng khẩn cấp để tiếp tục áp lệnh phong tỏa đến ngày 9/5 sau khi lệnh phong tỏa cũ kết thúc vào 25/4 tới. Tuy nhiên, việc gia hạn này sẽ áp dụng cho từng vùng, tùy theo diễn biến.

Italy, ổ dịch COVID-19 lớn thứ hai tại Châu Âu và lớn thứ 3 thế giới đang ghi nhận dấu hiệu chững lại của số ca nhiễm và ca tử vong hàng ngày, cho thấy dịch bệnh đã qua đỉnh điểm. Trong vòng 24h qua, quốc gia này ghi nhận thêm 3.037 ca nhiễm và 433 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 178.972 và 23.660 ca. Iran đã cho phép một số doanh nghiệp có rủi ro thấp mở cửa trở lại vào hôm 18/4.

Italy gia hạn phong tỏa toàn quốc đến 3/5 và Chính phủ nước này đang chuẩn bị các kịch bản cho việc nối lại một số hoạt động kinh tế sau ngày 4/5.

Pháp hiện đang là ổ dịch lớn thứ 4 trên thế giới với 152.894 ca nhiễm và 19.718 ca tử vong, tăng lần lượt 1.101 và 395 ca so với một ngày trước đó.

Lệnh phong tỏa toàn quốc sẽ kết thúc sau ngày 11/5. Thủ tướng Edouard Philippe nhấn mạnh rằng nước này vẫn đang đương đầu với cuộc khủng hoảng y tế tàn khốc. Pháp đã đặt hàng khoảng 2 tỉ chiếc khẩu trang từ các đối tác trên thế giới, trong đó phần lớn từ Trung Quốc.

Đức hiện đang là ổ dịch lớn thứ 4 tại Châu Âu và lớn thứ 5 trên thế giới với 145.742 ca nhiễm và 4.642 ca tử vong; tăng lần lượt 2.018 và 104 ca so với một ngày trước đó.

Các hạn chế tại nước này bắt đầu được nới lỏng từ 15/4 nhưng Thủ tướng Angela Merkel cho rằng vẫn cần phải thận trọng.

Đến sáng nay, Anh - ổ dịch lớn thứ 5 tại Châu Âu có thêm 5.850 ca nhiễm COVID-19 và 596 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 120.067 và 16.060 ca. Ngoại trưởng Anh Dominic Raab hôm 16/4 đã quyết định kéo dài lệnh phong toả tại Anh thêm ít nhất 3 tuần.

Tại Châu Á, Trung Quốc đại lục – nơi bùng phát dịch nhưng hiện không còn là tâm dịch của thế giới. Tính đến sáng nay, nước này ghi nhận tổng cộng 82.735 trường hợp nhiễm COVID-19 và 4.632 ca tử vong.

Iran hiện đang là tâm dịch lớn nhất Trung Đông và lớn thứ hai tại Châu Á với 82.211 ca nhiễm và 5.118 ca tử vong, tăng lần lượt 1.343 và 87 ca so với một ngày trước đó.

Tại Đông Nam Á, Singapore đã vượt Indonesia và trở thành ổ dịch lớn nhất khu vực với tổng cộng 6.588 ca nhiễm và 11 ca tử vong tính đến sáng nay. Chính phủ nước này đã ban hành nhiều biện pháp để ngăn chặn virus lây lan như đóng cửa trường học và các doanh nghiệp không thiết yếu tới 4/5.

Indonesia hiện đang là ổ dịch lớn thứ 2 khu vực với tổng cộng 6.575 ca nhiễm và 582 ca tử vong (cao nhất khu vực); tăng lần lượt 327 và 47 ca so với một ngày trước đó.

Philippines hiện đang là ổ dịch lớn thứ 3 khu vực với 6.259 ca nhiễm và 409 ca tử vong, tăng lần lượt 172 và 12 ca.

Malaysia – ổ dịch lớn thứ 4 khu vực tính đến sáng nay ghi nhận tổng cộng 5.389 ca nhiễm và 89 ca tử vong, tăng lần lượt 84 và 1 ca so với một ngày trước đó.

Thái Lan hôm qua ghi nhận thêm 32 ca nhiễm SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm bệnh lên và tử vong lên 2.765, trong đó có 47 ca tử vong.

Hà Lê

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.