Cao tốc Bắc - Nam: Nhà đầu tư 'ngoại' áp đảo nhà đầu tư 'nội'
Ban quản lý dự án Bộ GTVT vừa mở hồ sơ sơ tuyển nhà đầu tư trong và ngoài nước cho dự án đầu tư một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Điều này tạo khác biệt rất lớn so với những lần kêu gọi đầu tư vào quốc lộ 1A trước đây. Khi đó, chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia nên Bộ GTVT phải xin cơ chế và chỉ định thầu.
Dự án cao tốc Bắc-Nam đang thu hút được nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế quan tâm tham gia sơ tuyển.
Nhà đầu tư nước ngoài “áp đảo” nhà đầu tư trong nước
Sau khi mở thầu sơ tuyển, 7 dự án PPP (công-tư) dự án đường cao tốc Bắc-Nam đã mở thầu sơ tuyển có 51 nhà đầu tư, liên danh nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nộp hồ sơ dự tuyển.
Các Ban quản lý dự án Bộ GTVT vừa mở hồ sơ sơ tuyển nhà đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP, hợp đồng BOT) cho 5 trong 8 đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Kết quả, có 40 nhà đầu tư trong và ngoài nước đã nộp hồ sơ tham gia sơ tuyển. Dù Chính phủ chưa đưa ra bất kỳ cam kết bảo lãnh nào (như bảo lãnh tỷ giá, doanh thu) nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn tham gia.
Đồ họa hướng tuyến dự án cao tốc Bắc - Nam.
Cụ thể, theo báo cáo của Vụ Đối tác Công tư (Vụ PPP), dự án Mai Sơn-Quốc lộ 45 có 11 nhà đầu tư nộp hồ sơ sơ tuyển; Quốc lộ 45-Nghi Sơn dài 43km, tổng vốn đầu tư hơn 6.333 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ hơn 2.003 tỷ đồng có 5 nhà đầu tư nộp hồ sơ.
Dự tuyển; Nghi Sơn-Diễn Châu dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 8.381 tỷ đồng, trong đó Nhà nước hỗ trợ 2.550 tỷ đồng nhận được 6 nhà đầu tư; Đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt dài 49km, tổng vốn đầu tư hơn 13.338 tỷ đồng có 10 nhà đầu tư;
Dự án Nha Trang-Cam Lâm dài 50km, tổng vốn đầu tư hơn 7.615 tỷ đồng với 8 nhà đầu tư;
Dự án Cam Lâm-Vĩnh Hảo dài 79km, tổng vốn đầu tư hơn 13.687 tỷ đồng có 6 nhà đầu tư; Vĩnh Hảo-Phan Thiết dài 101km, tổng vốn đầu tư hơn 11.603 tỷ đồng, có 5 nhà đầu tư.
8 dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam đầu tư theo hình thức PPP sẽ được đấu thầu quốc tế rộng rãi để lựa chọn nhà đầu tư. Dự kiến tổng mức đầu tư 8 dự án này vkhoảng 104.070 tỷ đồng.
Riêng đoạn Phan Thiết-Dầu Giây hiện vẫn tiếp tục nhận hồ sơ và dự kiến mở hồ sơ sơ tuyển vào sáng 13/7 tới. Đoạn này dài 99km, tổng vốn đầu tư hơn 14.359 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước hỗ tợ hơn 2.480 tỷ đồng.
Theo kết quả và hồ sơ trúng tuyển, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia dự thầu. Áp đảo là các nhà thầu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Tổng cộng đã có 52 nhà đầu tư trong và ngoài nước, trong đó có 26 hồ sơ của nhà đầu tư liên doanh với nước ngoài. Công ty Cơ khí cảng Trung Quốc dự thầu 2 dự án Nghi Sơn - Diễn Châu và Diễn Châu - Bãi Vọt.
Cụ thể, theo kết quả mở hồ sơ thầu, với đoạn cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, có 27 hồ sơ bán ra, 11 nhà đầu tư nộp lại hồ sơ thầu. Trong đó, có 2 liên danh nhà đầu tư trong nước, 1 liên danh nhà đầu tư Việt - Trung, 2 nhà đầu tư Hàn Quốc, 1 nhà đầu tư Pháp và 5 nhà đầu tư Trung Quốc.
Đoạn cao tốc Quốc lộ 45 - Nghi Sơn, có 25 hồ sơ ban ra nhưng chỉ có 5 nhà đầu tư nộp lại hồ sơ thầu và đều là nhà đầu tư nước ngoài (gồm 3 nhà đầu tư Trung Quốc, 1 nhà đầu tư Hàn Quốc và 1 liên doanh của Pháp).
Theo kết quả và hồ sơ trúng tuyển, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia dự thầu. Áp đảo là các nhà thầu đến từ Trung Quốc và Hàn Quốc.
Đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu, có 18 hồ sơ bán ra, 6 nhà đầu tư nộp lại hồ sơ thầu. Trong đó có 2 liên danh nhà đầu tư trong nước, 1 nhà đầu tư Hàn Quốc, 2 nhà đầu tư Trung Quốc.
Đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt, có 21 hồ sơ bán ra, 10 hồ sơ nôp lại. Trong đó có 3 liên danh trong nước, 1 liên danh Việt - Trung, 3 nhà đầu tư Hàn Quốc và 3 nhà đầu tư Trung Quốc.
Đoạn Nha Trang - Cam Lâm, có 20 hồ sơ bán ra, và 8 nhà đầu tư nộp lại hồ sơ dự thầu. Trong đó có 4 nhà đầu tư và liên danh nhà đầu tư trong nước, 2 liên danh nhà đầu tư Việt - Trung, 2 nhà đầu tư Trung Quốc.
Ngoài ra, còn có một số DN lớn của Hàn Quốc tham gia như: Công ty TNHH Kỹ thuật và xây dựng Daewoo, công ty TNHH Kỹ thuật và xây dựng Lotte, công ty TNHH Kỹ thuật và xây dựng Hyundai...
Nhiều rào cản, nhà đầu tư “nội” không có cửa
Theo đại diện một số Ban quản lý dự án (đơn vị sơ tuyển nhà đầu tư), số lượng doanh nghiệp, liên danh đầu tư cao tốc Bắc Nam khá đông, thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư đối với hạ tầng giao thông Việt Nam, khiến dự án có tính cạnh tranh cao.
Trong vòng 1 tháng tới, các ban quản lý dự án sẽ chấm điểm hồ sơ sơ tuyển theo những tiêu chí đã công bố. Tuy nhiên, số lượng nhà đầu tư trong nước (nhà đầu tư nội) hầu như không có, hoặc có cũng phải đứng liên danh với đối tác nước ngoài.
Việc chào thầu quốc tế cũng khiến nhà đầu tư trong nước gặp một số cản trở, đặc biệt là về điều kiện năng lực tài chính, kinh nghiệm.
Là một trong những nhà đầu tư trong nước nộp hồ sơ dự thầu, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả Trần Văn Thế cho hay, dù đầu tư BOT thời gian qua có một số bất cập, xung đột.
Tuy nhiên, vài năm gần đây, không có dự án giao thông nào lớn được khởi công, nên các doanh nghiệp trong nước thiếu việc làm.
Trong khi đó, cao tốc Bắc - Nam là dự án lớn, nên nhiều nhà đầu tư trong nước quan tâm, muốn tham gia đầu tư vừa để có việc làm vừa chứng minh năng lực.
Hơn nữa, việc chào thầu quốc tế cũng khiến nhà đầu tư trong nước gặp một số cản trở, đặc biệt là về điều kiện năng lực tài chính, kinh nghiệm.
“Với điều kiện về vốn, kinh nghiệm, doanh nghiệp trong nước rất khó đáp ứng yêu cầu tối thiểu (tối thiểu vốn pháp định, từng làm dự án có vốn bằng 20% tổng mức đầu tư dự án tham gia - PV), chưa nói tới cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Ngân hàng siết tín dụng cho vay BOT”, ông Thế nói.
Cũng theo ông Thế, để có cơ hội trúng thầu, nhà đầu tư trong nước phải liên kết lại, hoặc liên kết với nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời, kiến nghị Chính phủ tạo dòng vốn tín dụng cho các nhà đầu tư trong nước.
Chuyên gia giao thông - TS Nguyễn Xuân Thủy đánh giá, cao tốc Bắc - Nam là tuyến huyết mạch, lưu lượng phương tiện cao.
Đặc biệt, trong bối cảnh đường sắt và hàng hải chưa đáp ứng được nhu cầu, đường bộ vẫn là lựa chọn chính của người dân, các chủ thể trong nền kinh tế, với tốc độ tăng trưởng phương tiện ô tô khoảng 20% mỗi năm.
Do đó, sức hút của dự án rất lớn nhờ khả năng thu hồi vốn cao, bất chấp một số dự án BOT giao thông hiện bị người dân phản đối, phá vỡ phương án tài chính.
“Ngoài ra, việc thay đổi cách làm của Bộ GTVT, khi chào thầu quốc tế cũng thu hút nhà đầu tư hơn, vì đảm bảo công khai, minh bạch, thay vì chỉ định thầu như với Quốc lộ 1A hay các BOT khác trước đây”, ông Thủy nói.
Chuyên gia giao thông, TS Nguyễn Hữu Đức cũng cho rằng, việc thay đổi cách tuyển chọn nhà đầu tư của Bộ GTVT đã tạo nên sức hút lớn cho cao tốc Bắc- Nam.
Có nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đã nộp hồ sơ đấu thầu. Việc đưa ra chào thầu quốc tế, với các điều kiện rõ ràng, minh bạch đã tạo niềm tin cho nhà đầu tư.
Tuy vậy, theo TS Nguyễn Xuân Thủy, cũng khó cho nhà đầu tư trong nước, khi rất ít nhà đầu tư đạt được điều kiện về vốn và năng lực. Điều này cũng cho thấy, cách làm ăn “chộp giật, cò con” bấy lâu nay của chủ đầu tư và nhà thầu trong nước.
Đó là chia nhỏ dự án, mua bán thầu, kể cả với các nhà thầu mạnh của Bộ GTVT trước đây, như các Cienco (các tổng công ty xây dựng công trình giao thông). Dù vậy, ông Thủy vẫn tỏ ra hy vọng các nhà đầu tư trong nước sẽ được chọn, để có cơ hội lớn mạnh.
Còn theo TS Nguyễn Hữu Đức, việc chọn nhà đầu tư trong và ngoài nước không quan trọng, kể cả nhà đầu tư Trung Quốc. Vì nhà đầu tư là người đem tiền vào. Vấn đề nằm ở cơ quan quản lý có đủ năng lực để đưa ra các điều khoản hợp đồng, giám sát thực thi hợp đồng hay không.
“Bất kể nhà đầu tư nào, kể cả trong và ngoài nước, nếu không quản lý tốt, đều có vấn đề như đội vốn, chậm tiến độ, chất lượng kém, mua bán thầu...”, ông Đức nói thêm.
Theo kế hoạch, các Ban quản lý dự án của Bộ GTVT sẽ sơ tuyển trong 3 tháng để lựa chọn khoảng 5 nhà đầu tư tham gia đấu thầu vào tháng 10/2019. Sau đó sẽ phê duyệt và ký hợp đồng BOT vào tháng 4/2020 để khởi công dự án.
Theo lộ trình dự kiến, đến tháng 9/2019, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tiến hành thẩm định, phê duyệt kết quả sơ tuyển nhà đầu tư.
Từ tháng 10/2019-tháng 1/2020, Bộ Giao thông Vận tải phát hành hồ sơ mời thầu. Từ tháng 1-2/2020, đánh giá hồ sơ mời thầu và đến tháng 3/2020, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Dự án cao tốc Bắc-Nam dài 2.109km, kéo dài từ Lạng Sơn tới Cà Mau, hiện đã khai thác và đang xây dựng 1 số đoạn dài 601km.
Giai đoạn 2017-2021 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm 11 đoạn, tổng mức đầu tư khoảng 118.700 tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước tham gia khoảng 55.000 tỷ đồng.
Trong đó có 3 đoạn đầu tư công gồm Cao Bồ-Mai Sơn, dài 15km, tổng vốn đầu tư 1.607 tỷ đồng; Cam Lộ-La Sơn, dài 98km, tổng vốn đầu tư hơn 7.669 tỷ đồng và cầu Mỹ Thuận 2 dài 7km, tổng vốn đầu tư hơn 5.003 tỷ đồng.
Với các đoạn đầu tư BOT, nhà đầu tư được thu phí để thu hồi vốn, mức phí khởi điểm là 1.500 đồng/km/xe dười 12 chỗ ngồi, và tăng dần tới 3.400 đồng/km/xe dưới 12 chỗ ngồi. Mỗi kỳ 3 năm nhà đầu tư được tăng phí một lần
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/