|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Càng vung tiền, đũa thần của những 'gã khổng lồ' Trung Quốc càng mất thiêng

12:31 | 28/02/2018
Chia sẻ
Số tiền mà Alibaba và Tencent, hai "gã khổng lồ" công nghệ ở Trung Quốc, chi để mua cổ phần trong các công ty càng lớn thì lợi nhuận của các nhà đầu tư càng giảm.

Suốt 5 năm qua, hai “gã khổng lồ” Alibaba và Tencent tích cực “noi gương” tập đoàn viễn thông SoftBank ở Nhật Bản bằng cách chi hơn 130 tỷ USD để mua cổ phần trong hàng loạt công ty khởi nghiệp khắp châu Á, Bloomberg đưa tin.

Khoản đầu tư 20 triệu USD của SoftBank vào Alibaba thành công đến nỗi tỷ phú Masayoshi Son có thể thu về 140 tỷ USD nếu ông bán cổ phần trong Alibaba ngay lập tức. Liệu kết quả kỳ diệu tương tự có thể xảy ra từ những khoản đầu tư của Alibaba và Tencent không?

Có lẽ không. Các nhà đầu tư đang bắt đầu giảm dần nhiệt huyết đối với một số cổ phần mà Alibaba và Tencent mua, ít nhất là trong mảng bán lẻ.

ca ng vung tie n du a tha n cu a nhu ng ga kho ng lo trung quo c ca ng ma t thieng
Tỷ phú Jack Ma đang điều khiển "gã khổng lồ" Alibaba chi hàng chục tỷ USD để mua cổ phần trong hàng loạt start-up khắp thế giới. Ảnh: China Daily

Ví dụ mới nhất là chuỗi siêu thị Better Life, với mức vốn hóa thị trường 2,4 tỷ USD. Mới đây, họ bán 6% cổ phần cho Tencent với giá 887 triệu nhân dân tệ (141 triệu USD), và bán 5% cổ phần khác với giá 739 triệu nhân dân tệ cho JD.com, một đối tác mà Tencent rót vốn. Cả hai thương vụ diễn ra với giá 17,11 nhân dân tệ/cổ phiếu. Nhưng khi cổ phiếu Better Life giao dịch trở lại trong tuần này, giá của nó giảm 8% trong hai ngày, trong khi cả thị trường đi lên.

Giới đầu tư cũng trải qua tình trạng tương tự khi Alibaba mua 35% cổ phần của tập đoàn bán lẻ Sun Art với giá 2,9 tỷ USD vào tháng 11 năm ngoái.

Suning.com, một nhà bán lẻ thiết bị điện tử, bán 20% cổ phần cho Alibaba vào ngày 10/8/2015 với giá 15,23 nhân dân tệ/cổ phiếu. Trong 4 ngày sau đó, giá cổ phiếu của Suning.com tăng tới 40% do giới đầu tư kỳ vọng Alibaba sẽ biến nó thành một công ty có biên lợi nhuận cao hơn và vị thế tốt hơn. Nhưng hiện tại giá cổ phiếu Suning “thoi thóp” ở mức 12,37 nhân dân tệ.

ca ng vung tie n du a tha n cu a nhu ng ga kho ng lo trung quo c ca ng ma t thieng
Tencent là một trong ba "gã khổng lồ" công nghệ lớn nhất Trung Quốc.

Có lẽ cuối cùng nhiều người đã nhận ra hai “đại gia” công nghệ hàng đầu Trung Quốc không thực sự quan tâm tới lợi ích của những công ty mà họ mua cổ phần. Vào quý IV năm ngoái, lợi nhuận từ tất cả khoản đầu tư vào start-up của Alibaba chỉ đạt 105 triệu USD, chưa bằng 5% so với lợi nhuận của tập đoàn.

Rất có thể mục đích tối thượng của Alibaba và Tencent trong việc mua cổ phần trong các doanh nghiệp bán lẻ và vận tải là thu thập dữ liệu về người mua hàng và người giao hàng. Daniel Hellberg, nhà phân tích của tổ chức SmartKarma, nhận định hai “đại gia” chẳng quan tâm tới tình hình kinh doanh của những công ty mà họ mua cổ phần.

Indeed, stocks of Alibaba's own affiliates, including Alibaba Health Information Technology Ltd. and Alibaba Pictures Group, have underperformed the parent in the past year.

Trên thực tế, năm ngoái giá cổ phiếu của hàng loạt công ty con thuộc Alibaba, bao gồm Alibaba Health Information Technology Ltd. và Alibaba Pictures Group, tăng giá thấp hơn so với giá cổ phiếu của tập đoàn.

Song cả Alibaba lẫn Tencent đều tiếp tục chi tiền để mua cổ phần. Những mục tiêu mới nhất của họ hoạt động trong mảng giao thực phẩm. Alibaba muốn mua Ele.me, một công ty thuộc quyền sở hữu của Baidu và một số nhà đầu tư khác. Hai năm trước, Alibaba và công ty Ant Finacial của họ đầu tư 1,25 tỷ USD cho Ele.me.

Ai đó có thể lập luận những thương vụ đầu tư là giải pháp phòng vệ chứ không thể hiện tầm nhìn xa, bởi cả Alibaba và Tencent đều muốn củng cố vị trí của họ trong mảng thanh toán điện tử - một thị trường có trị giá hàng trăm tỷ USD. Với tư cách là tập đoàn tiên phong trong thanh toán trực tuyến, Alibaba muốn bảo vệ vị trí dẫn đầu. Ngược lại, Tencent mới gia nhập thị trường nên họ muốn mở rộng thị phần thật nhanh. Vì thế, họ sẽ không quan tâm tới những vấn đề khác trong quá trình chinh phục mục tiêu kia.

Nhạc Dương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.