|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Cần thành lập ngân hàng đất

22:39 | 30/10/2016
Chia sẻ
Đó là ý kiến của TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại hội thảo “Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp” do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Nhà nước đồng chủ trì diễn ra mới đây tại Hà Nội.

Cụ thể, TS.Kiên cho biết, các nhà nghiên cứu cần tính toán để hình thành ngân hàng đất. Qua nghiên cứu, phần đông ở miền Bắc và miền Tây Nam bộ chỉ còn người già và trẻ con ở khu nông nghiệp. Nên chăng thành lập ngân hàng đất để cho các doanh nghiệp thuê lại sản xuất lớn.

Nông dân của chúng ta có nông dân trồng lúa, chăn nuôi, trồng trọt cây ăn quả khác. Ở đây mới nói tới mô hình hộ kinh doanh chứ chưa nói tới vấn đề vươn lên doanh nghiệp lớn. Chưa có ý thức tham gia vào chuỗi giá trị của sản phẩm để có thể chia sẻ rủi ro và vấn đề thị trường.

Theo nghiên cứu ở 23 tỉnh trên cả nước, qua đó cho thấy có 3 vấn đề: Nông dân sản xuất nhỏ lẻ, trung bình có tới 2,7 hộ trên một mảnh ruộng, trung bình chưa tới 2.000 m2, còn ở miền Tây Nam bộ tương đương 7-8.000 m2. Mỗi khi mất mùa, phải ứng trước sổ đỏ đặt vào ngân hàng. Vấn đề ở đây là phải có sự chia sẻ, đưa tư duy sản xuất công nghiệp vào nông nghiệp. Nếu chỉ đặt vấn đề yêu cầu các tổ chức tín dụng giảm lãi suất, tiêu chí, điều kiện cho vay thì thực ra không minh bạch, công bằng lắm.

can thanh lap ngan hang dat

TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc. Ảnh. NHNN

Ông đặt ra vấn đề, ở góc độ nghiên cứu, tại sao trong sản xuất công nghiệp sẵn sàng cổ phần hóa doanh nghiệp và chuyển giao tài sản ấy cho những chủ sở hữu khác. Tức là ai sử dụng tài sản ấy hiệu quả nhất thì phân công. Tại sao ở trong nông nghiệp lại không áp dụng như thế. Miền Bắc thì dồn điền đổi thửa, còn ở An Giang có cánh đồng mẫu lớn.

Cũng tại hội thảo, ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra định hướng sắp tới đối với tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, sẽ chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu tín dụng để phù hợp cơ cấu nông nghiệp, phù hợp cơ cấu nguồn vốn, với quy hoạch của từng vùng, từng miền, các địa phương. Thứ hai, tập trung vốn tín dụng với cơ chế chính sách có ưu đãi một cách phù hợp, chứ không tràn lan ở các lĩnh vực trọng tâm như xuất khẩu, ứng dụng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đặc biệt là cho vay các dự án, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào chuỗi liên kết giá trị sản phẩm từ khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu. Một chuỗi liên kết có thể có nhiều thành phần tham gia nhưng quan trọng là lợi ích các bên tham gia, khi có lợi ích thì người ta sẽ tham gia. Ngân hàng như sợi dây tạo ra lợi ích cho các bên tham gia chuỗi liên kết này. Tăng cường sự phối hợp chính sách giữa các bộ ngành, địa phương để nguồn tín dụng ngân hàng hết sức hỗ trợ được doanh nghiệp, người dân.

Ánh Hoa