|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Cách Trung Quốc làm tăng tính thanh khoản của các tài sản (Phần 1)

08:34 | 18/11/2018
Chia sẻ
Trang mạng theeastafrican.co.ke có bài phân tích việc Trung Quốc xem xét kế hoạch bán nợ cơ sở hạ tầng châu Phi cho các nhà đầu tư nhằm giảm nguy cơ trong tương lai và tăng tính thanh khoản tài sản.
cach trung quoc lam tang tinh thanh khoan cua cac tai san phan 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: TTXVN

Mới đây, Tập đoàn Thế chấp Hongkong (HKMC), một trong những công ty bảo hiểm thế chấp hàng đầu của Trung Quốc, đã đề xuất kế hoạch mua nợ cơ sở hạ tầng của châu Phi từ các khoản vay Trung Quốc, tái cơ cấu thành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán để bán cho các nhà đầu tư.

Nếu kế hoạch trên được thông qua và bắt đầu thực hiện từ đầu năm 2019, chính phủ các nước châu Phi có thể tiếp cận thêm các nguồn vốn từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, đề xuất mới này có thể sẽ là một "chén thuốc độc" bởi nó sẽ đẩy các nước châu Phi vào cảnh nợ nần chồng chất hơn. Đối với các nhà tài chính, các nhà thầu Trung Quốc, cũng như các tổ chức tài chính phát triển đa phương, kế hoạch trên sẽ tạo thêm cơ hội tìm kiếm lợi nhuận từ châu Phi.

Giám đốc điều hành HKMC Helen Wong cho rằng sáng kiến này sẽ giúp tái cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại để tiếp tục triển khai ở những dự án khác, đồng thời giúp mở rộng các thị trường vốn phục vụ tốt hơn Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc.

* Về các dòng tài chính

Theo Cơ quan tiền tệ Hong Kong (HKMA), mấu chốt của kế hoạch tái cơ cấu nợ nói trên là việc huy động Văn phòng Thúc đẩy tài trợ cơ sở hạ tầng của Hong Kong mới được thành lập để nâng cao năng lực của các nước đầu tư và tiếp nhận đầu tư trong tài trợ cơ sở hạ tầng, cũng như thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và dòng tài chính.

Giám đốc điều hành HKMA Norman Chan đánh giá HKMC hiện đang có cơ hội kinh doanh mới thông qua việc mua các khoản nợ cơ sở hạ tầng với mục đích chứng khoán hóa. Đây cũng là cơ hội tốt đối với các ngân hàng để chuyển các khoản nợ cho những nhà đầu tư dài hạn.

Hiện nhiều nhà đầu tư, bao gồm quỹ bảo hiểm và quỹ hưu trí, đang tìm kiếm các khoản đầu tư ít rủi ro hơn nhưng vẫn có thể tạo ra dòng tiền ổn định lâu dài.

Dù đang được xem xét nhưng theo dự kiến, kế hoạch tái cơ cấu nợ này sẽ thu hút hơn 90 công ty đối tác bao gồm các nhà phát triển, điều hành dự án, ngân hàng thương mại và đầu tư, các tổ chức tài chính phát triển đa phương, chủ sở hữu tài sản, các nhà quản lý và các công ty dịch vụ chuyên nghiệp từ Hong Kong, Trung Quốc đại lục và nước ngoài.

Một số công ty đối tác trên hiện có các dự án, cũng như những khoản vay cơ sở hạ tầng tại châu Phi và chuyển các khoản nợ của khu vực theo dạng “chứng khoán hóa”.

Theo dữ liệu mới nhất công bố hồi tháng 4/2018 của Sáng kiến Nghiên cứu Trung Quốc - châu Phi thuộc Đại học Johns Hopkins, các nước châu Phi nợ Chính phủ Trung Quốc và các công ty tư nhân nước này hơn 29,42 tỷ USD do các khoản vay cơ sở hạ tầng để xây dựng đường giao thông, thông tin liên lạc, sản xuất và các ngành năng lượng trong 10 năm qua. Hai nước đang nợ Trung Quốc nhiều nhất là Ethiopia với 13,73 tỷ USD và Kenya với 9,8 tỷ USD.

Đề xuất bán và “cổ phiếu hóa” các khoản nợ cơ sở hạ tầng được đưa ra xem xét trong bối cảnh Tập đoàn Bảo hiểm tín dụng và xuất khẩu Trung Quốc - Sinosure (công ty bảo hiểm chính đối với các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Phi) quan ngại về khả năng tiếp tục thực hiện một số dự án cơ sở hạ tầng. Tập đoàn Sinosure đã chịu lỗ hơn 1 tỷ USD trong dự án đường sắt nối Ethiopia với Djibouti.

Tuần trước, kinh tế gia trưởng của Sinosure Wang Wen đánh giá việc hoạch định kế hoạch đối với nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc ở nước ngoài “rõ ràng không tương xứng”, dẫn đến tổn thất tài chính rất lớn. Theo Wang Wen, các nhà phát triển và nhà tài chính Trung Quốc tham gia những dự án tại nhiều quốc gia đang phát triển cần phải nâng cao năng lực quản lý rủi ro của công ty mình để tránh thảm họa bởi những sai sót trong triển khai tuyến đường sắt Addis Ababa-Djibouti khiến Sinosure phải chịu khoản thua lỗ 1 tỷ USD.

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.