Các ngân hàng cá nhân sốt vì 200.000 tỉ USD
Ngân hàng lớn nhất Australia bị rò rỉ thông tin khách hàng |
ft.com |
Gia tăng theo cấp số nhân
Theo Bloomberg,cách đây một thập niên, thị trường chứng khoán sụp đổ, nhiều ngân hàng lớn chao đảo, nền kinh tế toàn cầu chấn động. Khi ấy, hầu như không ai cho rằng thập niên tiếp theo sẽ chứng kiến một cuộc bùng nổ về tài sản cá nhân. Thế nhưng, điều đó đã xảy ra. Một lượng vốn chưa từng có tiền lệ từ ngân hàng trung ương các nước đã đổ vào các nền kinh tế lớn nhất, từ đó thúc đẩy giá cả các loại tài sản, giúp cho nhiều người trở thành “đại gia”. Giá trị tài sản cá nhân trên toàn cầu đã đạt kỷ lục 201.900 tỉ USD vào năm 2017, theo Boston Consulting Group.
Đối với một số ngân hàng, sự bùng nổ của tầng lớp người giàu đã xua tan không khí ảm đạm thời hậu khủng hoảng. Các ông lớn như UBS, Morgan Stanley và Bank of America đã nhanh chóng giành lấy cơ hội kiếm lời từ việc phục vụ tầng lớp nhà giàu này, đặc biệt tại châu Á.
Vào năm 2015, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã qua mặt Mỹ về giá trị tài sản nắm giữ bởi các triệu phú, tạo nên cơn sốt săn người tài và mặt bằng văn phòng trong giới ngân hàng.
Đối với Jessie Leung, một nhà tuyển dụng ở Hồng Kông cho một số ngân hàng cá nhân ở châu Á, công việc kinh doanh của cô chưa bao giờ tốt hơn như lúc này. “Nhu cầu tìm kiếm nhân tài rất lớn”, nhà tuyển dụng 34 tuổi nhận xét. Cô cho biết mỗi ngày cô bắt đầu trả lời email lúc 6h sáng và vẫn còn nói chuyện liên tục với khách hàng mãi cho đến 10h tối. Tiền vào túi của cô cũng gia tăng “theo cấp số nhân”, cô nói.
Thực vậy, giá trị tài sản nắm giữ bởi tầng lớp người giàu châu Á đã tăng mạnh trong suốt thập niên qua, lên tới 21.600 tỉ USD, theo Capgemini, đưa khu vực này trở thành thị trường lớn nhất cho các nhà quản lý tài sản cá nhân. Năm ngoái, trung bình mỗi ngày tại châu Á có gần 2.000 triệu phú mới gia nhập lực lượng khổng lồ này.
Có lẽ thế lực lớn nhất tái định hình ngành quản lý tài sản cá nhân toàn cầu chính là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Công cuộc bành trướng kinh tế của nước này đã khiến cho khối lượng tài sản cá nhân khắp châu Á phình to. Nhưng Trung Quốc chỉ mới bắt đầu mở cửa thị trường nội địa cho khối ngoại.
Trong khi đó, rủi ro đang gia tăng. Thuế quan Mỹ áp lên hàng tỉ USD giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đang đe dọa làm hao hụt hầu bao của những doanh nhân đứng đằng sau cuộc trỗi dậy kinh tế của đất nước, đồng thời đưa thị trường chứng khoán nước này rơi vào hoảng loạn. Jack Ma, ông chủ Alibaba, người giàu nhất Trung Quốc, dự đoán các mức thuế quan có thể chỉ là sự khởi đầu của một cuộc chiến thương mại mà có thể kéo dài suốt 20 năm.
Hồng Kông và Singapore đã “bội thu” về giá trị tài sản nhờ đóng vai trò là các trung tâm nước ngoài chăm sóc tận răng cho giới triệu phú, tỉ phú đang bùng nổ của Trung Quốc. Vào tháng 7, Julius Baer (Thụy Sĩ) đã dời văn phòng ở Singapore sang một văn phòng khác có diện tích 9.300m2, rộng hơn 40% so với văn phòng cũ. Tại Hồng Kông, Bank of Singapore cũng đã mở rộng gấp đôi diện tích văn phòng của mình.
Một số đơn vị thậm chí đang đưa ra mức tăng lương 30% trở lên tại Hồng Kông và Singapore nhằm chiêu dụ nhân tài từ các đối thủ. Jessie Leung cho biết mức tăng lương tới 40% cũng không phải là bất thường vì cô đã từng chứng kiến mức tăng lương lên tới 60%.
Các ngân hàng quốc tế vẫn đang thống trị ngành ngân hàng cá nhân châu Á, nhưng bức tranh này cũng đang thay đổi. Trong danh sách 20 định chế lớn nhất của Asian Private Banker, hiện có 6 định chế đến từ châu Á. Nhưng các gã khổng lồ quốc tế vẫn còn thống trị sân chơi, nhờ năng lực quản lý các khoản chi phí đang tăng không ngừng như chi phí tuân thủ pháp luật, chi phí công nghệ và tuyển dụng. “Bạn phải đạt tới quy mô nhất định mới có thể hoạt động ở khu vực này. Những tay chơi lớn hơn đang tăng trưởng nhanh hơn những tay chơi nhỏ hơn”, Tjun Tang, đối tác cấp cao tại Boston Consulting ở Hồng Kông, nói.
Đổ xô về Trung Quốc
Hai ông lớn UBS và Credit Suisse đang nhắm đến điều vĩ đại kế tiếp: lượng tài sản khổng lồ nội địa của Trung Quốc ước tính lên tới 20.000 tỉ USD (chủ yếu được quản lý bởi các ngân hàng nội địa) so với chỉ 930 tỉ USD tài sản được nắm giữ ở nước ngoài.
Họ cược rằng sớm đặt một chân vào cánh cửa này sẽ cho họ một khởi đầu thuận lợi trước các đối thủ. Vì thế, Credit Suisse đang ra sức chiêu dụ các doanh nhân giàu có của Trung Quốc. Còn UBS hiện có hơn 140 nhân viên quản lý tài sản cá nhân tại Trung Quốc và đang tuyển dụng thêm.
Động thái này không phải không có rủi ro. Các ngân hàng trong đó có UBS và Julius Baer tạm thời hạn chế đưa nhân viên đến Trung Quốc vào tháng 10 sau khi có một chuyến khởi hành từ Bắc Kinh của một nhân viên UBS cư trú tại Singapore bị trì hoãn bởi nhà chức trách, theo nguồn tin thân cận. “Thị trường nội địa Trung Quốc đúng là một chén thánh. Bắt được chén thánh này là rất khó khăn”, Kenny Lam, Phó Chủ tịch công ty quản lý tài sản Noah Holdings Ltd, nhận định.
Không chỉ ở Trung Quốc, bức tranh quản lý tài sản cho người giàu tại nhiều nước cũng đang thay đổi. Mỹ và châu Âu đã thẳng tay với nạn trốn thuế, buộc khách hàng phải rút hàng chục tỉ USD ra khỏi Thụy Sĩ, đồng thời cũng buộc các ngân hàng cá nhân nước này phải tìm các nguồn hầu bao rủng rỉnh khác.
Những vụ bê bối rửa tiền cũng đã đưa đến các mức phạt răn đe và nhiều quy định nghiêm ngặt hơn. Chi phí tuân thủ pháp luật cũng đã tăng mạnh và khách hàng bắt đầu chú ý hơn đến mức phí và yêu cầu các dịch vụ mà họ nhận được phải xứng đáng với mức phí đó.
Một thách thức lớn khác là sự chấm dứt các gói kích thích kinh tế của các ngân hàng trung ương, vốn là tác nhân tạo nên nhiều tài sản mới trong thập niên qua. Lãi suất đang tăng lên ở Mỹ. Trung Quốc thì đang tìm cách hạ nhiệt cơn sốt vay mượn. Cùng với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, sự kiện Anh rời khỏi EU và sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc trên toàn cầu, chắc chắn thập niên tiếp theo sẽ cực kỳ thách thức cho các nhà quản lý tài sản cá nhân.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/