|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Các hãng hàng không châu Á và châu Âu đồng loạt báo lỗ

08:45 | 01/11/2020
Chia sẻ
Japan Airlines (JAL) của Nhật Bản thông báo dự tính sẽ lỗ ròng từ 240-270 tỉ yen; British Airways thông báo lỗ ròng 1,76 tỉ euro trong khi Air France ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 1,7 tỉ euro.
Các hãng hàng không châu Á và châu Âu đồng loạt báo lỗ - Ảnh 1.

Ảnh: Getty Images

Trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 khiến hoạt động vận tải hàng không toàn cầu ngưng trệ, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới đều báo lỗ trong quí 2 hoặc dự tính lỗ cả năm nay.

Ngày 30/10, hãng hàng không Japan Airlines (JAL) của Nhật Bản thông báo dự tính sẽ lỗ ròng từ 240-270 tỉ yen trong tài khóa 2020 (tính đến cuối tháng 3/2021), đánh dấu lần đầu tiên hãng báo lỗ kể từ khi trở lại sàn chứng khoán năm 2012.

Trước đó, JAL đã không đưa ra dự báo kết quả hoạt động thường niên khi công bố kết quả kinh doanh quí 1 hồi tháng Tám do còn nhiều yếu tố bất ổn liên quan đại dịch.

Từ tháng 4-9 vừa qua, JAL chịu lỗ ròng 161 tỉ yen, trái ngược hoàn toàn với mức lợi nhuận hơn 54 tỉ yen ghi nhận cùng năm ngoái. Doanh số giảm 74% xuống mức gần 195 tỉ yen trong khi mức lỗ trước thuế và phí là 224 tỉ yen.

Thông báo mới của hãng hàng không lớn thứ hai của Nhật Bản nêu rõ đại dịch COVID-19 gây ra những tác động "chưa từng có tiền lệ" với ngành hàng không và đẩy ngành này vào những tình cảnh vô cùng khó khăn.

Trong khi đó, thực tế rằng dịch bệnh hiện nay vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện tại nhiều quốc gia và khu vực càng khiến triển vọng khôi phục nhu cầu đi lại quốc tế trở nên khó đoán định.

JAL nhận định dù nhu cầu trong nước đang dần khôi phục nhưng sẽ mất nhiều thời gian mới có thể bình phục hoàn toàn.

Hồi đầu tuần này, hãng hàng không hàng đầu Nhật Bản ANA Holdings cũng dự tính mức lỗ ròng kỷ lục lên tới 4,87 tỉ USD trong tài khóa 2020. Truyền thông địa phương đưa tin công ty dự định cắt giảm 3.500 việc làm trong khi JAL cũng cho biết sẽ ngừng tuyển dụng nhân sự trong năm tới.

JAL sẽ thực hiện thêm các biện pháp nhằm cắt giảm chi phí, trong đó có việc thải hồi 30 máy bay chở khách trước tài khóa 2022 và cắt giảm 50% lương của các cán bộ cấp quản .

Trong khi đó, tại châu Âu, tập đoàn IAG, chủ sở hữu của các hãng hàng không British Airways (Anh) và Iberia (Tây Ban Nha), thông báo lỗ ròng 1,76 tỉ euro (hơn 2 tỉ USD) trong quí 3 do tác động của đại dịch.

Kết quả hoạt động của IAG trong ba tháng tính đến tháng Chín trái ngược hoàn toàn với mức lợi nhuận ròng 1 tỉ euro cùng năm ngoái. Doanh thu quí 3 giảm 83% xuống mức 1,2 tỉ euro trong khi mức lỗ trước thuế và phí là 1,3 tỉ euro, cùng năm ngoái ghi nhận mức lợi nhuận 1,4 tỉ euro.

Các hãng hàng không châu Á và châu Âu đồng loạt báo lỗ - Ảnh 2.

Hành khách tại sân bay Heathrow ở London, Anh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tính từ đầu năm tới nay, IAG đã thua lỗ tổng cộng 5,6 tỉ euro. Dù nối lại các chuyến bay trong mùa Hè vừa qua sau khi các quốc gia dỡ bỏ lệnh phong tỏa, nhưng hãng chỉ hoạt động cầm chừng với số lượng các dịch vụ cung cấp giảm mạnh. IAG kêu gọi chính phủ các nước trên thế giới tăng cường xét nghiệm trước chuyến bay để đảm bảo an toàn và ổn định tâm lí khách hàng.

Tương tự, hàng không Air France-KLM của Pháp thông báo thua lỗ nặng nề trong quí 3, đồng thời dự báo tình trạng này sẽ tiếp tục là thách thức lớn trong quí 4.

Air France ghi nhận khoản lỗ ròng lên tới 1,7 tỉ euro (1,9 tỉ USD) trong quí vừa qua, đối ngược mức lãi 363 triệu euro vào cùng năm ngoái. Doanh thu của hãng trong quí 3 chỉ đạt 2,5 tỉ euro, giảm hơn 3 lần so với con số 7,6 tỉ euro cùng năm 2019. Trong khi đó, số lượt khách của Air France quí vừa qua cũng giảm tới 70% xuống còn 8,8 triệu lượt.

Sau khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ hồi đầu năm, Air France-KLM đã trải qua giai đoạn "phục hồi tích cực" cho đến giữa tháng Tám. Tuy nhiên, số lượng hành khách giảm mạnh đã khiến hãng này phải giảm số lượng các chuyến bay trong quí 3 và quí 4.

Hãng cho biết khả năng phục hồi là rất hạn chế, vì khách hàng dần thay đổi thói quen đặt vé do còn phụ thuộc vào các lệnh cấm đi lại, đặc biệt đối với các tuyến bay đường dài.

Với việc Pháp áp đặt trở lại lệnh phong tỏa nhằm ngăn chặn làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai, các hoạt động của Air France sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Báo cáo nhận định Air France sẽ phải đối mặt với một "quí 4 đầy thách thức," trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Lê Ánh - Minh Tuấn

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.