|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Các dự án thu phí giao thông của CII kinh doanh ra sao?

06:30 | 09/10/2023
Chia sẻ
Bên cạnh hoạt động kinh doanh bất động thì doanh thu từ thu phí giao thông là một mảng đóng góp tỷ trọng lớn vào doanh thu của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (Mã: CII).

Năm 2022, mảng thu phí giao thông đem về 1.445 tỷ cho CII, đóng góp 25% vào tổng doanh thu. Tới nửa đầu năm nay, mảng này đóng góp gần 45% cho CII với 713 tỷ doanh thu. 

Trong mảng cầu đường này, CII sở hữu 7 dự án. Các dự án đem lại nguồn thu phí lớn cho CII như: Mở rộng Xa lộ Hà Nội, Trung Lương Mỹ Thuận, Cầu Rạch Miễu, tuyến tránh Phan Rang - Tháp Chàm và Mở rộng Quốc lộ 1A qua tỉnh Ninh Thuận (Ninh Thuận 1 và 2),...

 Nguồn: Bản cáo bạch chào bán trái phiếu của CII

Dự án xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức BOT là dự án trọng điểm của CII với tổng vốn đầu tư 12.668 tỷ đồng. Tổng chiều dài tuyến cao tốc là 51,5 km.

Hình thức phát triển dự án là công ty con của CII hợp tác liên danh đầu tư. Chủ đầu tư dự án là CTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận với vốn điều lệ gần 1.543 tỷ. 

CTCP Đầu tư Cầu đường CII (CII B&R) - công ty con do CII nắm 54,78% vốn, đang sở hữu 50% vốn điều lệ củaCTCP BOT Trung Lương - Mỹ Thuận.

Dự án chính thức thu phí từ ngày 9/8/2022. Tổng thời gian thu phí dự kiến theo hợp đồng BOT là 14 năm 8 tháng 12 ngày. Tính từ ngày thu phí tới hết năm 2022, tổng phí thu được của dự án Trung Lương - Mỹ Thuận là gần 277 tỷ.

 Dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội. (Ảnh: CII E&C).

Về dự án Mở rộng Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1 ở TP HCM (đoạn từ ngã ba trạm 2 cũ đến nút giao Tân Vạn dài 15,7 km) do CTCP Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội làm chủ đầu tư với quy mô 4.906 tỷ. Công ty này có vốn điều lệ 1.850 tỷ. CII B&R (công ty con của CII) đang sở hữu 51% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội và CII nắm 49% vốn doanh nghiệp này.

Dự án bắt đầu thu phí từ ngày 1/4/2021 với tổng thời gian thu phí dự kiến theo hợp đồng BOT là 17 năm 9 tháng. CII thông tin chủ đầu tư vẫn đang phối hợp với các cấp có thẩm quyền trong công tác bàn giao mặt bằng và triển khai thi công các hạng mục còn lại của đường song hành hai bên.

Năm 2022, doanh thu củaCTCP Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội là 710 tỷ với gần 12,3 triệu lượt xe, lợi nhuận sau thuế là 246 tỷ đồng với ROE là 13,3%.

 Nguồn: Bản cáo bạch chào bán trái phiếu của CII

ĐHĐCĐ của CTCP Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội đã thông qua phương án phát hành riêng lẻ 1.640 tỷ đồng trái phiếu cho CII. Toàn bộ số tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu cho CII sẽ được dùng để cơ cấu lại nợ ngay trong 2023.

Tại ngày 19/6,CTCP Đầu tư và Xây dựng Xa lộ Hà Nội có dư nợ gốc 2.366 tỷ ở Vietcombank với thời hạn vay 84 tháng và không vượt quá ngày 26/11/2029.

Ngoài ra, bản cáo bạch của CII cũng cung cấp thêm thông tin về tình hình kinh doanh của Công ty TNHH MTV BOT tỉnh Ninh Thuận. Đây là chủ đầu tư dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 2 qua tỉnh Ninh Thuận (Ninh Thuận 2). Dự án Ninh Thuận 2 có tổng mức đầu tư 2.111 tỷ đồng. Còn dự án Ninh Thuận 1 có quy mô 548 tỷ do CTCP Đầu tư và Phát triển Xây dựng Ninh Thuận làm chủ đầu tư.

Công ty BOT Ninh Thuận có vốn điều lệ 599 tỷ do CII B&R sở hữu 100% vốn điều lệ. Dự án Ninh Thuận 1 dự kiến thu phí hoàn vốn hết tới hết năm nay còn dự án Ninh Thuận 2 dự kiến thu phí tới quý II/2037.

CII dự kiến huy động 1.200 tỷ để mua trái phiếu của Công ty TNHH MTV BOT tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, Công ty BOT Ninh Thuận sẽ dùng số tiền này để thanh toán một phần khoản nợ vay dài hạn với ngân hàng VietinBank trong năm nay. Dư nợ gốc của doanh nghiệp này tới ngày 31/3 là 1.222 tỷ với thời hạn vay 15 năm tính từ ngày 13/2/2015.

Năm 2022, dự án Ninh Thuận 1 và 2 đem về 279 tỷ doanh thu với hơn 3,7 triệu lượt xe, lãi sau thuế gần 26 tỷ đồng.

 Nguồn: Bản cáo bạch chào bán trái phiếu của CII.

 Nguồn: CII.

H.K

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.