Ca sĩ Sơn Tùng trở thành đại sứ thương hiệu của Go-Viet
Go-Viet thông báo rằng, với vai trò Đại sứ Thương hiệu của Go-Viet, hình ảnh Sơn Tùng M-TP sẽ xuất hiện trong tất cả chiến dịch quảng bá của các dịch vụ của công ty - như dịch vụ gọi xe công nghệ hai bánh Go-Bike, dịch vụ giao thức ăn nhanh GO-FOOD và những những dịch vụ khác trong thời gian tới.
Cũng trong ngày 20/11, Go-Viet thử nghiệm dịch vụ giao đồ ăn Go-Food tại thành phố phố Hồ Chí Minh. Đây là bước tiếp theo trong hành trình xây dựng hệ sinh thái đa dịch vụ của công ty. Go-Food sẽ hợp tác với hàng chục ngàn đối tác ăn uống trên toàn quốc, từ tiệm ăn bình dân Việt Nam, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh đến các nhà hàng sang trọng.
Nguyễn Vũ Đức, giám đốc điều hành Go-Viet, từng nói rằng, dù chấm dứt khuyến mại ở TP HCM nhưng lượng người dùng của công ty vẫn tăng. Thị trường Hà Nội tăng khá bền vững, thị phần khoảng 30%".
Hình ảnh ca sĩ Sơn Tùng trong một ảnh trên fanpage của hãng Go-Viet. Ảnh: Go-Viet |
Ngày 12/9 tại Hà Nội, Go-Viet công bố thị phần gọi xe hai bánh đến thời điểm ấy tại TP HCM là 35%, cùng với 25.000 tài xế tham gia và 1,5 triệu lượt tải ứng dụng.
Vị giám đốc trẻ nhận định mảng gọi xe chỉ mới là một phần trong cuộc chiến giữa các ứng dụng. Và trong bối cảnh này, nắm bắt tâm lý người dùng rất quan trọng.
"Người dùng Việt Nam khá thích cái mới, cởi mở để thử điều mới. Đồng thời, họ cũng rất khó tính. Nếu chất lượng không ổn là phê bình rất gay gắt và khó bỏ qua, trong khi người Indonesia dễ bỏ qua hơn. Tuy nhiên, người Việt cũng lại thích giới thiệu cho nhau cái mới", ông Đức nhận xét.
Sau dịch vụ gọi xe hai bánh và giao hàng, Go-Viet đang nhắm đến ba sản phẩm tiếp theo là gọi thức ăn (Go-Food), ví điện tử (Go-Pay) và gọi ôtô (Go-Car). "Giao thức ăn và ví điện tử là hai mảng triển vọng mang lại lợi nhuận", vị CEO bình luận.
Trong khi đó, để triển khai ví điện tử, công ty đang cân nhắc giữa các giải pháp thành lập công ty trung gian thanh toán, hợp tác chiến lược hoặc thậm chí mua lại một ví điện tử đang hoạt động.
"Thị trường Indonesia lớn hơn Việt Nam nhưng không cạnh tranh bằng. Ở mỗi mảng, thị trường Việt Nam đã có các tên tuổi lớn sẵn rồi", ông Đức bình luận về thử thách sắp tới.
Khác với Go-Jek, với lợi thế sân nhà nên nhỉnh hơn Grab và Uber mảng gọi xe và gần như áp đảo mảng gọi thức ăn, Go-Viet ra đời khi các dịch vụ đều đang có doanh nghiệp chi phối tại Việt Nam. Ở thị trường này, người dùng muốn gọi xe đã có Grab, gọi thức ăn có Now, thanh toán có MoMo, ZaloPay.
Xem thêm |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/