Theo ICO, trong tháng 6 chỉ số giá cà phê toàn cầu tăng 4,5% so với tháng trước nhưng xu hướng giảm đã quay trở lại vào cuối tháng. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu bật tăng mạnh 10,7% lên mức 9,8 triệu bao.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ tăng 7,8 triệu bao so với niên vụ trước, chủ yếu là nhờ sự phục hồi sản xuất tại Brazil và gia tăng tại Indonesia. Tuy nhiên, sản lượng của Việt Nam được dự báo sẽ giảm trong vụ tới.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm nay đã chạm mốc 2 tỷ USD, tăng mạnh 54% so với cùng kỳ năm ngoái và hứa hẹn sẽ tiếp tục bứt phá trong những tháng cuối năm nay.
Các chuyên gia dự báo giá một tách cà phê sẽ tăng mạnh vì áp lực lạm phát, nguồn cung thiếu hụt. Những hãng cà phê lớn như Starbucks đang thực hiện kế hoạch tăng giá để bảo vệ biên lợi nhuận.
Đợt sương giá kinh hoàng nhất trong nhiều thập kỷ khiến sản lượng cà phê của nhà sản xuất cà phê hàng đầu Brazil hao hụt đáng kể. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển tăng phi mã dự kiến sẽ đẩy giá cà phê bán lẻ chạm đỉnh trong vài tuần tới.
Theo Bộ NN&PTNT, xuất khẩu cà phê tháng 5 năm ước đạt 135 nghìn tấn với giá trị đạt 248 triệu USD, tăng gần 4% về lượng và tăng gần 13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Nhập khẩu của tất cả các quốc gia trong nhóm thành viên nhập khẩu ICO và Mỹ trung bình giảm 2,8% xuống 10,58 triệu bao trong tháng 9/2020. Trong niên vụ 2019 - 2020, tổng nhập khẩu của các nước này giảm 4,5% xuống 129,98 triệu bao.
Sự phục hồi kinh tế nhanh chóng của châu Á đang giúp nhà sản xuất cà phê đặc sản lớn tại Brazil, Ipanema Coffees, lấy lại thị phần trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Tiêu thụ cà phê thế giới dự kiến giảm 0,5% xuống còn 167,81 triệu bao do đại dịch COVID-19 tiếp tục gây áp lực lên nền kinh tế toàn cầu và hạn chế việc sử dụng cà phê bên ngoài. Do đó, niên vụ 2019 - 2020 dự kiến kết thúc với thặng dư 1,54 triệu bao, thấp hơn so với niên vụ trước.
Theo báo cáo của Cơ quan thống kê nông nghiệp của Brazil (Conab), nước này dự kiến sản xuất 61,62 triệu bao cà phê vào năm nay, tăng mạnh so với năm 2019 nhưng vẫn thấp hơn so với mức kỉ lục được ghi nhận vào năm 2018.
Nhu cầu tiêu thụ cà phê hòa tan tại Nhật Bản tăng mạnh do người dân vẫn tiếp tục ở nhà sau lệnh phong tỏa, do vậy lượng cà phê robusta Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Nhật tăng mạnh và trở thành nhà cung ứng số 1 của quốc gia này.
Tại Nam Mỹ, người trồng cà phê có thể phải hoãn thu hoạch trong năm nay và hạn chế lượng người lao động thuê vì đại dịch COVID-19 tiếp tục lây lan, đe doạ giảm lượng cà phê chất lượng cho xuất khẩu trong mùa vụ năm nay, theo Reuters.
Mặc dù thị trường toàn cầu đang chịu sức ép lớn từ dịch virus corona (Covid-19), giá cà phê arabica đã tăng 13% và cà phê trở thành loại hàng hoá có mức tăng giá tốt nhất trong số các loại hàng hoá – nguyên liệu chính.