|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

BVSC: Trước tác động của COVID-19, ACB sẽ có câu chuyện tăng trưởng thú vị vào năm 2021

09:09 | 14/05/2020
Chia sẻ
Dù triển vọng kinh doanh 2020 có thể thấp, tăng trưởng một chữ số, BVSC dự báo lợi nhuận trước thuế của ACB sẽ phục hồi trở lại vào năm 2021.

Lợi nhuận trước thuế 2020 có thể chỉ tăng 3% lên 7.741 tỉ đồng

Theo báo cáo phân tích của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) về Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), lợi nhuận trước thuế năm 2020 của ACB sẽ vào khoảng 7.741 tỉ đồng, tăng 3% so với cùng kì năm trước.

Cụ thể, BVSC đã điều chỉnh giảm dự báo khi tính đến tác động của COVID-19 làm tình trạng kinh tế bị ảnh hưởng và do đó tác động lên nhu cầu tín dụng và tiền gửi cũng như chất lượng tài sản.

Cho cả năm 2021, BVSC kì vọng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng sẽ phục hồi tốt, tăng 12,8% so với cùng kì nhờ hoạt động cho vay khách hàng trở lại đà tăng trưởng cao, tỉ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) cải thiện và thu nhập ngoài lãi phục hồi tốt.

Trước những trở ngại do COVID-19, BVSC cho rằng những động lực tăng trưởng của cổ phiếu (cổ tức tiền mặt 10%, thương vụ hợp tác bancassurance độc quyền và thực hiện niêm yết trên sàn HOSE) có thể sẽ không diễn ra trong năm 2020, điều này sẽ mở ra một câu chuyện tăng trưởng thú vị cho ACB trong 2021.

BVSC: Trước tác động của COVID-19, lợi nhuận của ACB sẽ phục hồi vào 2021 - Ảnh 1.

Nguồn: BVSC.

Tỉ trọng dư nợ đối với các ngành dễ bị tổn thương thấp

Hiện 60% khoản vay của ACB là các khoản vay cá nhân và hộ gia đình (GĐ), tạo dư địa cho ngân hàng đảm bảo NIM trong tương lai, do lợi suất từ các khoản vay I&H thường cao hơn các mảng khác.

Hơn nữa, theo BVSC, dư nợ cho vay cá nhân và hộ GĐ lớn cũng cho phép ACB tối ưu hóa việc phân tán rủi ro, do các khoản vay hộ GĐ thường có qui mô nhỏ và nhờ đó hạn chế sự hình thành nợ xấu so với các ngân hàng có tỉ lệ khoản vay hộ gia đình thấp hơn.

Bên cạnh đó, tỉ trọng dư nợ ngành xây dựng và bất động sản của ACB là 6,3%. Trong khi đó, độ tiếp cận của ngân hàng này với ngành sản xuất, du lịch - khách sạn và vận tải là 10,9%.

Mặc dù tiếp cận nhiều với các khoản vay hộ gia đình (60%) và doanh nghiệp vừa và nhỏ (31%), phần lớn đều được đảm bảo do ACB tránh làm việc với các nhà phát triển bất động sản và không tham gia vào các mảng kinh doanh lợi suất cao như cho vay các dự án bất động sản chưa hoàn thành, tài trợ cho các dự án bất động sản hay thị trường tài chính tiêu dùng.

Tính đến cuối 2019, các khoản ACB cho vay chủ yếu được thế chấp bằng bất động sản, chiếm tới 92% tổng tài sản thế chấp của ngân hàng. Giấy tờ có giá/máy móc thiết bị/hàng tồn kho lần lượt chiếm 4%/1%/3% tổng tài sản thế chấp đến cuối 2019.

Thu Hoài

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.