|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

BVSC: Luật chứng khoán sửa đổi có thể đưa VN-Index tăng mạnh vào quý IV/2019

12:11 | 03/01/2019
Chia sẻ
Tuy nhiên, thị trường kỳ vọng Luật chứng khoán sửa đổi có thể sẽ cải thiện diễn biến, giúp VN-Index bứt phá trở lại. Tuy nhiên, vẫn có thể xảy ra kịch bản, VN-Index biến động trong khoảng từ 895-960 điểm vào cuối năm 2019.
bvsc luat chung khoan sua doi co the dua vn index tang manh vao quy iv2019 Nguy cơ nào rình rập các thị trường chứng khoán mới nổi năm 2019?

Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) dự báo các chỉ số vĩ mô trong năm 2019 với GDP tăng 6,8%, tăng chậm hơn 0,3% so với mức tăng 7,08% của năm 2018; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở mức khoảng 3,5%; lãi suất huy động khoảng 7,3%; VND giảm giá dưới 3%.

Như vậy chỉ số vĩ mô có tác động tốt xấu đan xen tới thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm 2019. TTCK sẽ không chịu tác động lớn từ bối cảnh trong nước mà sẽ chịu tác động chi phối từ các yếu tố như dòng vốn nước ngoài chịu ảnh hưởng từ bối cảnh lãi suất thế giới tăng, triển vọng nâng hạng lên EM, thoái vốn nhà nước hay việc thông qua luật chứng khoán sửa đổi.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng sau năm 2018 tăng trưởng lợi nhuận rất tốt sẽ chậm lại trong 2019, bù lại mặt bằng giá đang quay trở lại mức thấp hơn.

Ngành bất động sản vẫn có kết quả tăng trưởng ấn tượng nhờ VHM và VIC; trong khi nhóm còn lại bao gồm DXG, KDH, NVL, NLG lợi nhuận dự báo đi ngang hoặc tăng trưởng thấp.

Ngành dầu khí, giá dầu đối mặt với nhiều nhân tố cản trở đà tăng giá, chưa có bước ngoặt trong hoạt động chính của các doanh nghiệp dầu khí trong khi bán lẻ dự báo tiếp tục là một điểm sáng của năm 2019.

Ngoài ra, thị trường Việt Nam vẫn có thể thu hút được dòng vốn từ Hàn Quốc và Nhật Bản thông qua các thương vụ thoái vốn, thỏa thuận lô lớn. Bên cạnh đó, các quỹ đầu cơ nâng hạng sẽ sớm tham gia vào thị trường ở các cổ phiếu vốn hóa lớn.

bvsc luat chung khoan sua doi co the dua vn index tang manh vao quy iv2019
Nguồn: Báo cáo BVSC

Việt Nam vẫn chưa thỏa mãn các điều kiện để được tổ chức MSCI nâng hạng lên thị trường mới nổi. Mặc dù, MSCI cũng đưa ra bảng ma trận tiêu chí như FTSE nhưng không nói rõ những tiêu chí nào là tiên quyết để có thể được nâng hạng lên thị trường mới nổi. Do vậy, rất khó để dự báo chính xác thời điểm Việt Nam được chính thức nâng hạng.

Tuy nhiên, thị trường kỳ vọng Luật chứng khoán sửa đổi có thể sẽ cải thiện diễn biến, giúp Việt Nam có thể đạt được các tiêu chí mà MSCI đưa ra sớm nhất có thể. Trong trường hợp Việt Nam được FTSE và MSCI nâng hạng lên nhóm thị trường mới nổi vào kỳ xem xét tháng 3/2020, BVSC dự báo VN-Index có thể sẽ bắt đầu tăng điểm mạnh trong quý IV/2019. Tuy nhiên, cuối năm 2019, VN-Index có thể vẫn xảy ra kịch bản biến động trong khoảng từ 895-960 điểm với nhiều đợt sóng nhỏ.

Theo dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng là 100%, ngoại trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc pháp luật chuyên ngành có quy định cụ thể thấp hơn về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài.

Nếu điều luật được thông qua, việc thủ tục công ty Đại chúng cần thông qua Đại hội cổ đông sẽ được xóa bỏ và tạo điều kiện cho nhiều cổ phiếu của công ty Việt Nam đủ điều kiện tham gia vào chỉ số MSCI các thị trường mới nổi.

Cơ hội đến với ngành bảo hiểm do đây là ngành không hạn chế room của khối ngoại và nhà đầu tư hoàn toàn có thể nâng tỷ lệ sở hữu mà không cần sự thông qua của ĐHCĐ, những doanh nghiệp nước ngoài có thể sở hữu lên trên 50% như PVI, BMI.

Cơ hội cũng đến với các cổ phiếu hiện đang kín “room” mà nhà nước ngoài ưa thích mua vào như REE, PNJ, … Với cổ đông của nhiều doanh nghiệp, sẽ có áp lực mua vào để nâng tỷ lệ sở hữu trước khi nhà ĐTNN chiếm giữ tỷ lệ đa số. Tuy nhiên với những cổ phiếu này, điều kiện trước tiên là loại bỏ các ngành nghề đang bị hạn chế theo quy định chuyên ngành.

Nếu TTCK Việt Nam được MSCI và FTSE nâng hạng lên thị trường mới nổi vào năm 2020, sẽ có khoảng 1 tỷ USD đầu tư thụ động vào thị trường do các quỹ ETFs sẽ phải tái cơ cấu để đưa các cổ phiếu của các công ty Việt Nam vào trong danh mục.

Một số rủi ro tiềm ẩn đối với kinh tế thế giới cần theo dõi (dù xác suất xảy ra không lớn) là: khủng hoảng nợ công Italia, đà giảm tốc nhanh của kinh tế Trung Quốc dẫn đến sự đổ vỡ của thị trường nợ, thị trường bất động sản; kinh tế Mỹ rơi vào pha suy giảm nhanh và mạnh hơn dự kiến; Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất đến ngưỡng không còn hấp dẫn để doanh nghiệp Mỹ mở rộng sản xuất.

Xem thêm

Anh Túc

Ông Donald Trump nhậm chức Tổng thống Mỹ có ảnh hưởng đến mục tiêu GDP của Việt Nam?
Theo chuyên gia Đinh Trọng Thịnh, ông Donald Trump trở lại vị trí Tổng thống Mỹ vào năm tới có thể sẽ giải quyết các cuộc xung đột đang leo thang theo hướng hòa bình, làm cho chính trị thế giới ổn định hơn. Từ đó, nhiều nền kinh tế phát triển trong đó có Mỹ sẽ tăng trưởng tốt hơn, thu nhập người dân cao hơn khiến nhu cầu mua sắm tăng lên sẽ thúc đẩy xuất hàng hóa từ Việt Nam.