|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Bức tranh toàn cảnh ngành bảo hiểm trong gần nửa đầu năm 2019

13:38 | 09/09/2019
Chia sẻ
Trong 5 tháng đầu năm, tốc độ tăng trưởng phí của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chậm lại với động lực tăng phí mới chính từ bảo hiểm liên kết đầu tư. Trong khi đó, bảo hiểm cho phương tiện cơ giới tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất trong mảng phi nhân thọ.


Đâu là nhân tố chính dẫn dắt tăng trưởng phí mới bảo hiểm nhân thọ?

Theo báo cáo thị trường bảo hiểm của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), trong 5 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ gốc của các công ty đạt 36.853 tỉ đồng, tăng 25% so với cùng kì năm trước, thấp hơn tốc độ tăng trưởng 32% trong nửa đầu năm 2018.

VDSC cho rằng sự sụt giảm này là do Bảo Việt Nhân thọ, công ty có thị phần bảo hiểm nhân thọ lớn nhất, đã có mức tăng trưởng thận trọng hơn trong kì với 18%.

Screen Shot 2019-09-09 at 11

Báo cáo nhận định các công ty bảo hiểm nhân thọ đang thực hiện thay đổi cơ cấu sản phẩm để thích nghi với môi trường lãi suất thấp. Cơ cấu doanh thu phí mới có sự thay đổi rõ rệt.

Nửa đầu năm, doanh thu phí mới đạt 12.066 tỉ đồng, tăng 21% so với cùng kì năm trước. Trong đó, bảo hiểm liên kết đầu tư tiếp tục là nhân tố chính dẫn dắt tăng trưởng với tốc độ tăng 52%, chủ yếu do tác động của Nghị định 151/2018, bên cạnh yếu tố nhu cầu của thị trường. 

Trái ngược với đó là sự sụt giảm phí từ bảo hiểm hỗn hợp, giảm 38% so với cùng kì năm trước. Sản phẩm này có điều khoản chia lãi, do đó việc điều chỉnh giảm doanh số có thể giúp các công ty giảm bớt chi phí dự phòng toán học.

Screen Shot 2019-09-09 at 11

Nguồn: VDSC

  • Nghị định 151/2018/NĐ-CP, có hiệu lực từ tháng 11/2018, sửa đổi một số điều của Nghị định 73/2016/NĐ-CP, loại bỏ qui định tối thiểu về kinh nghiệm tư vấn bảo hiểm và thời gian làm việc tối thiểu trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bảo hiểm của đại lí bảo hiểm để được phép tư vấn bảo hiểm liên kết đầu tư.

Xét về thị phần, đứng sau Bảo Việt Nhân Thọ là những công ty như Manulife, Prudential, Dai-ichi, AIA.

Screen Shot 2019-09-09 at 11

Nguồn: VDSC

Chiến lược kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ phân hóa rõ rệt

Trong 5 tháng đầu năm, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ đạt 20.483 tỉ đồng, tăng 13,8% so với cùng kì năm trước. Trong đó, bảo hiểm cháy nổ có doanh thu phí tăng vọt 50%  nhờ Nghị định 23/2018 về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc với nhà chung cư.

Screen Shot 2019-09-09 at 11

Xét về cơ cấu doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ, thu bảo hiểm xe cơ giới vẫn là nhóm mang về nhiều phí nhất với 32% trong 5 tháng đầu năm. Tiếp đó là nhóm sức khoẻ, tai nạn; tài sản và thiệt hại; cháy nổ; hàng hoá;...

Screen Shot 2019-09-09 at 11

Nguồn: VDSC

Đáng chú ý, thị phần Top 5 công ty bảo hiểm phi nhân thọ dẫn đầu tiếp tục giảm từ 63% năm 2015 xuống còn 58% vào đầu tháng 6/2019. Gồm các công ty: Bảo hiểm Bảo Việt, PVI, Bảo hiểm Bưu điện (PTI), Bảo Minh (BMI) và Bảo hiểm xăng dầu petrolimex (PGI).

Trong khi các công ty mới và nhỏ cạnh tranh giành thị phần bầng cách đẩy doanh số bất chấp rủi ro, kéo theo lỗ do chi phí bồi thường tăng thì nhóm công ty đầu ngành đang tái cấu trúc các nhóm sản phẩm và lựa chọn khách hàng nhằm mục tiêu lợi nhuận.

Screen Shot 2019-09-09 at 11

Nguồn: VDSC

Cùng với đó, hoạt động M&A trong lĩnh vực bảo hiểm khá sôi động nhờ thoái vốn nhà nước. 

Các thương vụ đáng chú ý năm 2019: HDI Global có thể mua lại phần lớn phần sở hữu của PVN (35,5%) tại PVI và BMI đang trở nên hấp dẫn trong mắt các nhà bảo hiểm ngoại khi SCIC và AXA (nắm giữ tổng cộng 67% BMI) thoái vốn.

Theo VDSC, sản phẩm phi nhân thọ của các công ty trong nước hiện tương đối giống nhau. Các công ty nước ngoài với khả năng cung cấp các sản phẩm khác biệt có sức sinh lời tốt hơn, đang nhắm đến thị trường Việt Nam. Mua cổ phần của các hãng nội là cách nhanh nhất để xâm nhập thị trường Việt Nam còn non trẻ và cạnh tranh cao

Tình hình tài chính của một số doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành bảo hiểm

Screen Shot 2019-09-09 at 11

Nguồn: VDSC

Diệp Bình