BSR cần vay thêm 1,2 tỷ USD cho nhà máy Dung Quất, 2.740 tỷ đồng tiền gửi tại OceanBank bị tạm dừng
TS Nguyễn Trí Hiếu: Cổ phiếu Lọc hóa dầu Bình Sơn có giá khoảng 23.000-25.000 đồng/cp | |
Loạt tên tuổi lớn làng dầu thế giới để mắt đến Lọc Hóa dầu Bình Sơn |
Số phận 2.740 tỷ đồng tiền gửi tại OceanBank
Ban lãnh đạo của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) cho biết, tổng giá trị tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại TNHH Một thành viên Đại Dương (OceanBank) của Công ty tính đến thới điểm 30/6/2017 là 2.741 tỷ đồng, hiện đang tạm dừng.
BSR đã rút 700 tỷ đồng và đang làm việc với Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Đồng thời, khoản tiền gửi này sẽ được giao dịch trở lại khi có những quy định cụ thể của NHNN.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh của BSR có thể gặp rủi ro do CTCP Nhiêu liệu Sinh Học Dầu khí Miền Trung (BSR-BF) tiếp tục thua lỗ. Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2017, tổng vốn đầu tư là 742 tỷ đồng (tỷ lệ góp vốn 65,5%), trong đó, đã trích lập dự phòng là 471 tỷ đồng.
Nhà máy liên tục thua lỗ kể từ khi đi vào hoạt động (năm 2014) và hiện đang dừng hoạt động. Tổng lỗ lũy kế đến 30/9/2016 là 571 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu còn lại 562 tỷ đồng, nợ vay ngân hàng là 1.047 tỷ đồng, đã quá hạn. BSR cho biết, Công ty sẽ thoái vốn sau khi thực hiện khởi động nhà máy này vào quý 1/2018.
Đến cuối tháng 9/2017, tổng nợ vay ngân hàng của BSR ở mức 13.400 tỷ đồng. Dự án nâng cấp mở rộng được tài trợ 70% bằng vốn vay (ước tính là 1,26 tỷ USD). Hầu hết các khoản vay hiện tại của công ty được thanh toán theo lãi suất cố định, giá trị khoản vay theo lãi suất thả nổi là 2,521 tỷ đồng.
Tiến độ nâng cấp mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất chậm chạp
Trả lời nhà đầu tư về tiến độ dự án Dung Quất, ban lãnh đạo BSR cho biết, hiện Công ty đang triển khai mua bản quyền công khai đang triển khai xây lắp giai đoạn 1.
Đến nay vẫn còn chậm do phải tối ưu hóa sản phẩm dầu thô, công tác di dời chậm, dự án phức tạp về mặt công nghệ
Về kế hoạch vay vốn cho dự án, công ty đã có sẵn 600 triệu USD và cần vay thêm 1,2 tỷ USD, bao gồm vay 300 triệu USD từ các tổ chức tài chính trong nước và 900 triệu từ các tổ chức, định chế tài chính nước ngoài. BSR đã hoàn thiện hồ sơ xin bảo lãnh cho vay và gửi Bộ tài chính xin phê duyệt.
BSR chưa chốt danh sách nhà đầu tư chiến lược
Tại buổi gặp mặt nhà đầu tư sáng nay (20/12), ban lãnh đạo Công ty cho biết, hiện đã 17 quỹ đầu tư và 5 đối tác đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào BSR.
5 đối tác bao gồm Petrolimex, World Petro (Mỹ), MacronPetro Petroleum (châu Phi), Tập đoàn Năng lượng Repsol (Tây Ban Nha) và Công ty Kevcomp (Mỹ). Hiện BSR chưa chốt danh số nhà đầu tư chiến lược.
Điều kiện để trở thành đầu tư chiến lược là vốn chủ hữu tối thiểu 10.000 tỷ đồng, cùng ngành nghề với BSR, phải có lãi không lỗ lũy kế trong 2 năm gần nhất…
Khi được hỏi liệu BSR có định bán thêm cổ phần hay không, ông Trần Ngọc Nguyên -Tổng giám đốc BSR cho biết, theo quy định của Nhà nước thì BSR chỉ được phép bán tối đa 49% vốn.
Về kế hoạch niêm yết, ông Nguyên cho hay, sau khi đấu giá thành công thì BSR sẽ lên sàn UPCoM trong vòng 1 năm theo quy định.