|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Y tế thành lập lực lượng đặc biệt chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng

11:14 | 31/07/2020
Chia sẻ
Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng bao gồm 65 người là lãnh đạo, chuyên gia, bác sĩ... từ các đơn vị của Bộ Y tế, các bệnh viện và trường đại học ngành y.

Theo thông tin từ Bộ Y tế, đêm 30/7, "Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 tại Thành phố Đà Nẵng" đã được thành lập để tăng cường công tác chỉ đạo và thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 và điều trị bệnh nhân tại khu vực này.

Bộ Y tế thành lập Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 tại Đà Nẵng - Ảnh 1.

Trung tâm Y tế quận Hải Châu, nơi bệnh nhân 418 đến khám chữa trước khi phát hiện nhiễm COVID-19. Nguồn ảnh: Báo Phụ Nữ

Đội thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế được đặt dưới sự chỉ huy của PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế.

Đơn vị này bao gồm 65 người là lãnh đạo, chuyên gia, bác sĩ... từ các đơn vị của Bộ Y tế như Cục Y tế Dự phòng, Cục Quản lí Khám chữa bệnh, Cục Quản lí Môi trường Y tế... và các bệnh viện: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Tim Hà Nội, và các trường Đại học như Đại học Y Dược Huế, Đại học Kĩ thuật Y Dược Đà Nẵng.

Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại Thành phố Đà Nẵng bao gồm 4 đội hỗ trợ chuyên môn kĩ thuật bao gồm:

Đội Điều tra giám sát dịch gồm 10 thành viên do PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đội trưởng.

Đội Điều trị gồm 30 người do Th.S BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản kí Khám chữa bệnh làm đội trưởng cùng thành viên là những bác sĩ giỏi của các Bệnh viện Bạch Mai, Chợ Rẫy, Bệnh viện Tim Hà Nội.

Đội Xét nghiệm gồm 13 người do PGS. TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương làm đội trưởng.

Đội Truyền thông bao gồm 7 thành viên do ông Ngô Anh Văn, Trưởng Ban Xã hội - Bạn đọc Báo Sức khoẻ và đời sống làm đội trưởng.

Đây là lực lượng phòng, chống dịch tinh nhuệ của Bộ Y tế đã có kinh nghiệm xử lí các ổ dịch như Sơn Lôi, Hạ Lôi, Bạch Mai, Bình Thuận; nuôi cấy và phân lập virus SARS-COV-2 và điều trị thành công các ca bệnh COVID-19 nặng trong thời vừa qua. Bên cạnh đó, Bộ Y tế còn huy động gần 1000 người phục vụ công tác phòng, chống dịch tại Đà Nẵng.

Trong hai ngày 29 và 30/7, Bộ Y tế đã tập huấn cách lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm SARS-COV-2, cách truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 cho gần 400 cán bộ, giáo viên và sinh viên của Trường Đại học Kĩ thuật Y Dược Đà Nẵng, tập huấn cách truy vết người tiếp xúc gần với bệnh nhân COVID-19 cho 400 học viên của Trường Quân sự  Quân khu 5.

Bộ Y tế cũng huy động 5 giảng viên và 150 sinh viên của trường Đại học Y Dược Huế vào Đà Nẵng. Toàn bộ lực lượng này sẽ  hỗ trợ giám sát cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, truy vết  và một số hoạt động phòng, chống dịch khác.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thư Hiền

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.