|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 'Chăn nuôi bị tổn thương nhiều nhất khi EVFTA có hiệu lực'

18:48 | 21/08/2019
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng EVFTA dù là cơ hội nhưng cũng "đầy rẫy" thách thức, trong đó, sản phẩm chăn nuôi sẽ là mặt hàng gặp khó khăn lớn nhất từ thịt heo giá rẻ của 28 nước trong Liên minh châu Âu (EU).

Tại hội nghị "Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU: Các cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và những điều cần lưu ý" do Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức ngày 21/8 tại TP HCM, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết EVFTA là hiệp định tự do thế hệ mới sẽ mở ra triển vọng lớn cho các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.

"Đây là khu vực thị trường rất lớn, với tổng dung lượng thị trường khoảng 55 tỉ USD và chúng ta đang có thặng dư tích cực ở thị trường này.

Khi Hiệp định có hiệu lực, đa số các dòng thuế của nông sản suất về 0, đây là lợi thế cho nông sản Việt Nam".

Mặc dù có nhiều cơ hội nhưng theo Bộ trưởng Cường khi thuế suất về 0% thì hàng rào phi thuế quan sẽ dựng lên rất chặt, sẽ là khó khăn đối với doanh nghiệp trong điều kiện sản xuất manh mún hiện nay.

Đặc biệt, các nhóm sản phẩm chăn nuôi sẽ đối mặt với thách thức lớn nhất trong các nhóm sản phẩm, và là ngành dễ bị tổn thương nhất khi EVFTA chính thức thực thi.

"Hiện giá thịt heo nhập về Việt Nam có giá chỉ 26.000 - 28.000 đồng/kg. EVFTA có hiệu lực sẽ khiến ngành chăn nuôi trong nước là ngành bị tổn thương nhất, cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu giá rẻ nhiều nhất.

Hàng nông sản ngoại từ khu vực này (EU) sẽ tràn vào thị trường Việt Nam để khai thác thị trường 100 triệu dân vốn được xem là tiềm năng.", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dự báo.

Lí giải nguyên nhân, ông Cường cho rằng qui mô chăn nuôi nhỏ lẻ của ngành hàng vẫn chiếm chủ yếu, đến 60% dẫn đến câu chuyện giá thành rất cao so với 28 nước trong khối EU. Bên cạnh đó, việc sản xuất nhỏ lẻ cũng khiến quản trị khó kiểm soát.

Do đó, để khắc phục điều này, cần phải tổ chức lại sản xuất.

 "Những nơi còn hộ nhỏ lẻ thì phải liên kết chặt chẽ theo chuỗi, để từ đó ngăn ngừa dịch bệnh, đảm bảo môi trường.

Đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ cũng như gắn kết vùng nguyên liệu với chế biến, tổ chức thị trường thì mới có thể hạ giá thành", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.




Như Huỳnh

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.