Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng: Việt Nam cần linh hoạt hơn trong xử lý tỷ giá hối đoái
Tỷ giá USD hôm nay (14/9) tiếp tục giảm so với euro và bảng Anh, tỷ giá ngân hàng giảm mạnh | |
Nhìn lại kết quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong 8 tháng đầu năm |
Việt Nam cần linh hoạt hơn trong việc xử lý tỷ giá hối đoái và đang trên đà cắt giảm nợ công của mình xuống khoảng 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết trong một cuộc trả lời phỏng vấn Reuters hôm thứ Tư (12/9).
Đồng VNĐ đã giảm giá 2,5% trong năm nay do ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và vẫn ở mức thấp kỷ lục so với USD trong tháng trước.
Ngân hàng Nhà nước đã tăng dự trữ ngoại hối (USD) nhằm sử dụng để điều chỉnh tăng giá tiền đồng, trong khi các chuyên gia lại đưa ra khuyến nghị cho phép giảm giá đồng nội tệ để có thể phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trong cuộc phỏng vấn với Reuters (Nguồn: Reuters ) |
"Nếu tiền đồng mất giá và chúng tôi vẫn ủng hộ nó thì sẽ không có lợi trong dài hạn" - Bộ trưởng trao đổi cùng Reuters bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Hà Nội.
Bộ trưởng cũng cho rằng việc giữ giá VNĐ sẽ hạn chế đến xuất khẩu và sản xuất trong nước đặc biệt kể từ khi kinh tế Việt Nam trở thành nền kinh tế thương mại. Tuy nhiên nó vẫn cần được điều chỉnh linh hoạt để hỗ trợ phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế.
Việt Nam đang theo đuổi mục tiêu là ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát một cách linh hoạt với mục tiêu dưới 4% trong năm 2018. Con số này cũng là một mức mang tính chất biểu thị và không cứng nhắc.
"Mức trần lạm phát 4% cũng là một mục tiêu linh hoạt và phụ thuộc vào diễn biến thị trường trong nước và quốc tế" - Bộ trưởng nói. "Chúng tôi đang thảo luận một cách tiếp cận linh hoạt hơn để kiểm soát lạm phát".
Một mục tiêu khác của Việt Nam là giữ nợ công dưới mức 65% GDP, trong giai đoạn từ 2011 - 2015, tỷ lệ này đã đạt đến mức 64%. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết nợ công của Việt Nam sẽ giảm xuống 60% GDP vào năm từ mức dự kiến khoảng 61,3% trong năm nay, nhờ có sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế và những cải cách về nợ.
Ông cho biết tăng trưởng nợ công đã giảm gần một nửa, tổng nợ cũng giảm và đặc biệt chất lượng nợ công đã được cải thiện rất nhiều.
“Nợ công tại thời điểm này tốt hơn, an toàn hơn và chịu áp lực ít hơn” - ông nói thêm.