|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ TN&MT dự kiến đề xuất Thủ tướng Chính Phủ bãi bỏ thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với 38 hàng hoá

07:35 | 13/04/2018
Chia sẻ
Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, dự kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với 38 hàng hoá, sản phẩm và đơn giản hoá danh mục hàng hoá còn lại.
bo tnmt du kien de xuat thu tuong chinh phu bai bo thu tuc kiem tra chuyen nganh doi voi 38 hang hoa Vì sao không bỏ điều kiện kinh doanh của dịch vụ mua bán nợ?
bo tnmt du kien de xuat thu tuong chinh phu bai bo thu tuc kiem tra chuyen nganh doi voi 38 hang hoa Chính phủ trình Quốc hội bãi bỏ điều kiện kinh doanh 36 ngành nghề
bo tnmt du kien de xuat thu tuong chinh phu bai bo thu tuc kiem tra chuyen nganh doi voi 38 hang hoa
Ngày 12/4, Bộ TN&MT đã tổ chức họp báo thông tin các vấn đề xung quanh lĩnh vực đất đai, môi trường... (Ảnh: ĐH)

Ngày 12/4, Bộ TN&MT tổ chức họp báo thường kỳ quý I, năm 2018. Tại buổi họp báo, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ pháp chế (Bộ TN&MT) cho biết: Về công tác cải cách hành chính và hiện đại hoá đã hoàn thiện lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp về dự thảo Nghị đinh quy định về cắt giảm điều kiện kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ.

Trong đó, Bộ TN&MT đề xuất bãi bỏ và đơn giản 99/163 điều kiện đầu tư kinh doanh chiếm khoảng 60%, trong đó bãi bỏ 69 điều kiện, đơn giản hoá 30 điều kiện, bãi bỏ 10 thủ tục hành chính, dự kiến trình Chính phủ trong tháng 6.

Theo ông Hùng, Bộ TN&MT cũng rà soát danh mục các sản phẩm phải thực hiện kiểm tra chuyên nhành đối với 74 danh mục hàng hoá. Bộ TN&MT dự kiến đề xuất Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với 38 hàng hoá, sản phẩm và đơn giản hoá danh mục hàng hoá còn lại.

Ông Hùng cũng cho biết, trong quý I, Bộ TN&MT tiếp tục triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho 82 thủ tục hành chính, trong đó, có 67 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 và kết nối với Cổng thông tin Một cửa quốc gia. Bộ TN&MT đang xây dựng bộ Chỉ số đo lường sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp; tập trung đánh giá đề xuất các giải pháp để ngành chủ động cung cấp hạ tầng và tận dụng cơ hội cuộc cách mạng 4.0.

Ngày 30/3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký văn bản 413/TTg-TH yêu cầu các bộ, cơ quan triển khai ngay nhiệm vụ Chính phủ giao. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan: Công Thương, Tư pháp, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Quốc phòng, Ngân hàng Nhà nước cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành, bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, sản phẩm, thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Đồng thời rà soát toàn bộ các quy định về kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh trong các Luật có liên quan, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; rà soát toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Thông tư, Quyết định) về kiểm tra chuyên ngành và điều kiện đầu tư, kinh doanh; đề xuất sửa đổi, bãi bỏ những quy định chồng chéo, không đồng bộ, không hợp lý…nhằm bảo đảm cắt giảm, đơn giản hóa 50% danh mục hàng hóa, thủ tục kiểm tra chuyên ngành.

Kết quả khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI 2017) cho thấy, các lĩnh vực quản lý của Bộ TN&MT đã có những cải thiện đáng kể cần tiếp tục phát huy, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai; tỉ lệ người dân phải đưa hối lộ khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai giảm từ 23% năm 2016 xuống còn 17% năm 2017; tỉ lệ người dân cho biết có điều kiện tiếp cận bộ phận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tăng từ 79% năm 2016 lên 86% năm 2017; tỉ lệ người dân phản ánh bị thu hồi đất trái pháp luật giảm từ 9% năm 2016 xuống 7% năm 2017…

Đỗ Hòa

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.