|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bộ Tài chính đề xuất áp thuế TTĐB 10% với nước ngọt có đường từ 2019

12:49 | 08/01/2018
Chia sẻ
Trong Dự thảo mới nhất, để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng đối với đồ uống có đường và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trừ các sản phẩm sữa. Theo đó, Bộ Tài đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% áp dụng từ năm 2019.
bo tai chinh de xuat ap thue ttdb 10 voi nuoc ngot co duong tu 2019 Tiếp tục đề xuất tăng thuế giá trị gia tăng từ năm 2019
bo tai chinh de xuat ap thue ttdb 10 voi nuoc ngot co duong tu 2019 Tính tăng thuế nước ngọt, Bộ Tài chính bị phản đối gay gắt
bo tai chinh de xuat ap thue ttdb 10 voi nuoc ngot co duong tu 2019
Bộ Tài chính đề xuất áp thuế TTĐB 10% với nước ngọt có đường từ 2019. (Ảnh minh họa)

Bộ Tài chính vừa hoàn thành Dự thảo lần 2 Luật sửa đổi các Luật thuế giá trị gia tăng, TTĐB, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, xuất khẩu và nhập khẩu.

Trước đó, hồi tháng 8/2017, cơ quan chủ trì đã xin ý kiến lần 1, trong đó có nội dung đáng chú ý khi lần đầu tiên bổ sung thêm mặt hàng nước ngọt để đánh thuế TTĐB. Trong Dự thảo này, Bộ Tài chính đề nghị áp thuế TTĐB đối với các sản phẩm nước giải khát có đường là 10%, còn thuế VAT là 12%.

Trong Dự thảo mới nhất, nội dung sửa đổi được rút gọn về mặt câu chữ: “Bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế trừ các sản phẩm sữa”. Như vậy, các mặt hàng cứ là nước ngọt có đường (trừ sữa) sẽ phải chịu thuế, không quy định cụ thể nước ngọt có ga, không ga, hay nước tăng lực, thể thao, trà, cà phê...

Căn cứ để đánh thuế, Bộ Tài chính lý giải, hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015, tại TP. HCM mức tỷ lệ này lên tới 10,8% (đặc biệt tại khu vực trung tâm tỷ lệ này lên đến 12%) cao hơn mức trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%).

Trong khi đó, theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới thì các loại đồ uống có đường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, hiện trên thế giới đã có trên 40 nước thu thuế TTĐB đối với loại đồ uống này.

Bộ Tài chính dẫn chứng thêm, hầu hết các nước trong khu vực đã thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt, cụ thể như: Thái Lan quy định nước ngọt có ga không cồn chịu mức thuế suất 25% hoặc 0,024 USD/chai 440cc, nước ngọt có ga ở mức 20% hoặc 0,011 USD/chai 440cc; Lào thu thuế TTĐB đối với nước ngọt có ga không cồn với mức thuế suất 5% và nước tăng lực với mức thuế suất 10%; Campuchia thu thuế TTĐB đối với nước ngọt 10%; Myanmar: 5%.

Bên cạnh đó, 2 nước trong ASEAN cũng đang dự kiến, xem xét áp dụng thuế TTĐB đối với nước ngọt như Philippines dự kiến thu thuế TTĐB mức tuyệt đối 10 Peso/lít; Indonesia dự kiến thu thuế TTĐB mức tuyệt đối 3.000Rupi/lít nước ngọt có ga.

Do vậy, để hướng dẫn điều tiết tiêu dùng đối với đồ uống có đường và phù hợp với thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung nước ngọt có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB, trừ các sản phẩm sữa.

Từ những lý do trên, Bộ Tài chính trình Chính phủ áp dụng mức thuế suất 10% áp dụng từ năm 2019.

Bảo Duy

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.