Bộ Kế hoạch đề nghị giảm thuế xuất khẩu để 'giải cứu' xi măng dư thừa
Bộ Kế hoạch đề nghị giảm thuế xuất khẩu để 'giải cứu' xi măng dư thừa (Ảnh minh hoạ) |
Cụ thể, trong Báo cáo rà soát kế hoạch phát triển từng ngành công nghiệp trong quý II và năm 2017 trình Chính phủ mới đây, Bộ KH&ĐT cho rằng, các DN sản xuất xi măng đang tìm phương án xuất khẩu để giải quyết dư thừa nguồn cung trong nước.
Tuy nhiên, từ ngày 1/7/2016, theo Nghị định số 100/2010 và Nghị định số 209/2013 của Chính phủ quy định, sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên khoáng sản, công với chi phí năng lượng chiếm 51% giá thành sản xuất trở lên được xếp vào đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (VAT); không được khấu trừ VAT đầu vào.
Thêm nữa, từ tháng 9/2016, tại Nghị định số 122/2016 của Chính phủ quy định, vật tư, nguyên liệu... có giá trị tài nguyên khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên sẽ chịu thuế suất thuế nhập khẩu 5%.
Bộ KH&ĐT khẳng định, việc không được khấu trừ VAT đầu vào và chịu thuế suất thuế xuất khẩu 5% sẽ khiến chi phí xuất khẩu xi măng, clinker (nguyên liệu đầu vào sản xuất xi măng) có thể tăng lên. Với xi măng là khoảng 7,5 USD/tấn, với clinker là khoảng 4,5 USD/tấn.
"Việc tăng chi phí này khiến xuất khẩu xi măng của Việt Nam khó cạnh tranh với xi măng Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Nhật Bản..., ảnh hưởng rất lớn đến cung cầu xi măng trong nước. Vì vậy, đề nghị Bộ Tài chính, nghiên cứu, xem xét báo cáo Chính phủ, Quốc hội cho phép khấu trừ thuế VAT đầu vào và giảm thuế xuất khẩu xuống mức thấp hơn để tháo gỡ khó khăn cho các DN", Bộ KH&ĐT đề nghị.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm cả nước xuất khẩu 9,5 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá 330 triệu USD, tăng 20% về lượng và 12% về kim ngạch. Với mức giá 34,7 USD/tấn (790.000 đồng/tấn). Trong năm 2016, Việt Nam xuất khẩu được hơn 14,7 triệu tấn xi măng và clinker, trị giá hơn 560 triệu USD, giá xuất bình quân 38 USD/tấn.
Bộ Xây dựng cho biết, hiện thị trường xi măng trong nước cung đã vượt cầu 20%, trong năm 2016, dù lượng xuất khẩu xi măng và clinker đạt cao song vẫn không đạt mục tiêu kế hoạch xuất khẩu 16 - 17 triệu tấn. So sánh với xi măng các nước như Trung Quốc, xi măng Việt Nam đang chịu áp lực cạnh tranh lớn do ngành xi măng Trung Quốc có lợi thế quy mô, Chính phủ nước này ưu đãi xuất khẩu để hỗ trợ các nhà máy xi măng trong nước.
Bộ Xây dựng cảnh báo, Trung Quốc hiện dư thừa gần khoảng 670 triệu tấn xi măng, nước này càng đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước khác, khiến áp lực cạnh tranh về lượng và giá đối với xi măng Việt Nam ngày càng lớn.
Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, đến năm 2016 tổng công suất thiết kế của ngành xi măng Việt Nam đạt gần 88 triệu tấn/năm, năm 2018 sẽ là 108 triệu tấn/năm và năm 2020 có thể đạt 120 - 130 triệu tấn. Với sức tiêu thụ được dự báo trong năm 2020 vào khoảng 82 triệu tấn, ngành xi măng có thể dư thừa 36 - 47 triệu tấn. Theo dự báo trong Quy hoạch ngành xi măng, tiêu thụ trong nước năm 2020 là 93 triệu tấn, ngành xi măng sẽ dư thừa khoảng 25 - 36 triệu tấn xi măng.
Chính vì vậy, Bộ KH&ĐT đề nghị Bộ Xây dựng sớm hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành xi măng Việt Nam theo chỉ đạo của Chính phủ, nhằm tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả ngành này.
Xuất khẩu suy giảm, nguy cơ tồn kho hàng chục triệu tấn xi măng
Hiệp hội Xi măng Việt Nam (VNCA) cho biết, sức tiêu thụ xi măng trong nước cả năm 2017 dự kiến chỉ khoảng 60 triệu ... |
Doanh nghiệp sản xuất xi măng cần tuân thủ tuyệt đối các quy định về bảo vệ môi trường
Các doanh nghiệp sản xuất xi măng cần tuân thủ tuyệt đối các quy định về bảo vệ môi trường cả trong quy trình khai ... |
Dư thừa tới 26 triệu tấn, tồn kho xi măng thành ám ảnh
Từ đầu năm đến nay, tiêu thụ xi măng trong nước đạt 24,5 triệu tấn, tăng 8% so với cùng kỳ 2016, nhưng với quy ... |