|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bỏ iPhone lại đằng sau, Apple kỳ vọng kiếm bội tiền nhờ mảng kinh doanh mới này

15:55 | 18/06/2021
Chia sẻ
Vài năm trở lại đây, các sản phẩm của Apple liên tục bổ sung thêm các tính năng về sức khỏe. Chúng nằm trong một kế hoạch lớn của Apple.

Tim Cook, CEO Apple, từng chia sẻ rằng đóng góp lớn nhất của Apple với loài người sẽ liên quan đến lĩnh vực sức khỏe. Đến nay, một số chiến dịch của Apple mong muốn tạo ra đột phá trong ngành chăm sóc sức khỏe chưa thực sự thu hút được sự chú ý, một số nguồn tin thân cận với vấn đề nói với WSJ.

Đằng sau tham vọng lớn của Apple ở mảng y tế: Mua phòng khám, tuyển bác sỹ nhưng vấp phải hoài nghi của chính nhân viên - Ảnh 1.

Apple có nhiều tham vọng trong mảng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. (Ảnh: WSJ)

Apple thậm chí còn hình dung một kế hoạch táo bạo cho việc chăm sóc sức khỏe, trong đó hãng này sẽ cung cấp dịch vụ y tế từ chính đội ngũ bác sỹ do Apple tuyển dụng tại các phòng khám của riêng Apple. 

Để thử nghiệm ý tưởng này, Apple đã thâu tóm một số phòng khám đang chăm sóc sức khỏe cho nhân viên và thành lập đội ngũ gồm nhiều bác sỹ, kỹ sư và phát triển sản phẩm.

Hiện tại, phần lớn các tham vọng như nói trên đều đã dừng lại trong bối cảnh Apple chuyển hướng tập trung sang điều mà hãng này làm tốt nhất: bán thiết bị, đặc biệt là Apple Watch, nguồn tin nói.

Trong khi dịch vụ chăm sóc sức khỏe chưa thực sự được triển khai, một ứng dụng sức khỏe số Apple âm thầm tung ra trong năm nay cũng không được người dùng thực sự sử dụng. Bên trong công ty, một số nhân viên nghi vấn về tính nhất quán của các dữ liệu sức khỏe đến từ phòng khám của Apple mà Apple sử dụng để hỗ trợ quá trình phát triển sản phẩm.

Một người phát ngôn của Apple nói rằng nhất quán dữ liệu là nền tảng cho mọi đổi mới của Apple. Người này nhắc đến những điều đội ngũ phát triển sản phẩm sức khỏe của Apple đã đạt được và nói rằng Apple vẫn đang trong các giai đoạn đầu tiên nhất. 

Người đại diện nói thêm các công nghệ mới như thông báo nhịp tim trong các sản phẩm như Apple Watch đã cải thiện được đời sống của người dùng. Các dữ liệu mà thiết bị Apple thu thập giúp hãng triển khai thêm các nghiên cứu mới để nâng cao trải nghiệm.

"Rất nhiều nội dung trong báo cáo này dựa trên các thông tin không đầy đủ, không chính xác và không cập nhật", đại diện Apple chia sẻ.

Khi tìm kiếm các mảng thị trường mới nơi công nghệ có thể cải thiện tính hiệu quả và kết quả kinh doanh, nhiều "ông lớn" ngành công nghệ nhìn nhận chăm sóc sức khỏe như một cơ hội chưa được khai thác. Dù vậy, không ít công ty đã thất bại, trong đó có cả Amazon.

Dưới thời Tim Cook, Apple tăng ngân sách nghiên cứu và phát triển lên tới 8 lần, chạm mốc 20 tỷ USD mỗi năm. Bên cạnh đồng hồ thông minh, Apple cũng ra mắt tai nghe không dây và hàng loạt dịch vụ khác. 

Apple còn đầu tư mạnh vào lĩnh vực sức khỏe, xe tự hành và thực tế mô phỏng. Những lĩnh vực công nghệ mới như vậy đồng nghĩa với việc Apple có thể mất vài năm để thu về kết quả.

Thực tế, Apple có thể nghiên cứu thị trường trong nhiều năm trước khi tung ra một sản phẩm của riêng mình. Đôi khi, Apple cũng có thể rót nhiều đầu tư vào dự án hoặc công nghệ mới mà không mang lại kết quả nào.

Một trong những tham vọng táo bạo nhất của Apple là kế hoạch cung cấp dịch vụ y tế thiết yết (primary-care) được đưa ra vào năm 2016. Một nhóm nhân sự Apple đã dành nhiều tháng để nghiên cứu các dữ liệu về sức khỏe nó có được từ Apple Watch và đi đến kết luận chúng có thể được dùng để cải thiện chăm sóc sức khỏe.

Ông Jeff Williams, giám đốc vận hành Apple, người giám sát đội ngũ phát triển dịch vụ sức khỏe, thúc giục nhân viênnên  nghĩ lớn. Ông cho rằng Apple nên phá vỡ các mô hình chăm sóc sức khỏe truyền thống ở Mỹ, theo nguồn tin thân cận.

Đội ngũ đi đến quyết định một trong những cách tốt nhất để hiện thực hóa tầm nhìn này là tự mình cung cấp dịch vụ y tế. Apple muốn dùng dữ liệu sức khỏe từ các thiết bị Apple để cung cấp dịch vụ thăm khám từ xa hoặc trực tiếp bởi các bác sỹ do chính Apple tuyển dụng. Các dịch vụ này sẽ được Apple cung cấp dưới hình thức đăng ký trả phí.

Nếu Apple có thể chứng minh việc kết hợp cảm biến thiết bị, phần mềm và dịch vụ có thể cải thiện sức khỏe người dùng ở mức chi phí thấp, Apple có thể sẽ nhượng quyền mô hình y tế này sang các quốc gia khác, theo tài liệu WSJ có được.

Để khởi động, Apple thử nghiệm mô hình đối với chính nhân viên của mình. Apple thâu tóm các phòng khám sức khỏe ở gần trụ sở công ty từ các startup và biến chúng thành cơ sở kiểm thử các dịch vụ y tế mới mà Apple đang phát triển. Hồi năm 2017, Apple tuyển dụng giáo sư Sumbul Desai từ Đại học Stanford để thực hiện nỗ lực này. Bên trong Apple, dự án có tên mã Casper.

Đến nay, các nỗ lực liên quan đến y tế của Apple vẫn được tiếp tục, tuy nhiên Apple chưa đưa được Casper bước qua giai đoạn triển khai cơ bản.

Nhiều nhân viên Apple nói rằng đội ngũ mà ông Desai lãnh đạo có văn hóa không khuyến khích phản hồi mang tính chất chỉ trích. Điều này là một vấn đề với một bộ phận tập trung vào sản phẩm và dịch vụ liên quan đến sức khỏe cá nhân. 

Bên cạnh đó, một số nhân viên bày tỏ quan ngại với dữ liệu nội bộ về hoạt động của phòng khám. Đây là dữ liệu mà Apple dùng để bổ trợ cho việc ra mắt các ứng dụng sức khỏe mới. Họ cho rằng dữ liệu đã được thu thập không đầy đủ hoặc lọn xộn. Người phát ngôn Apple phủ nhận điều này.

Quan ngại của nhân viên về văn hóa xuất phát từ một cuộc họp vào năm 2019 khi một quản lý cấp trung đưa ra câu hỏi về dữ liệu. Bà Desai phản hồi đầu bực tức và khiến nhiều người có mặt hiểu rằng các câu hỏi mang tính chỉ trích không được chào đón. Vị quản lý này rời công ty vài tuần sau đó và vụ việc này là một trong những nguyên nhân.

Người phát ngôn Apple nói rằng bà Desai đã nói về tầm quan trọng của toàn vẹn dữ liệu trong cuộc họp. "Vấn đề này đã được điều tra kỹ và các cáo buộc là không thể chứng minh", người này chia sẻ.

Bên cạnh việc giám sát các phòng khám, còn được biết đến với tên gọi AC Wellness, đội ngũ của bà Desai còn chịu trách nhiệm xử lý quan hệ với các nhà điều hành, phối hợp nghiên cứu và chia sẻ chuyên môn tại Apple.

Ứng dụng sức khỏe số HealthHabit, một dự án mới của đội ngũ do bà Desai lãnh đạo, cũng đang được thử nghiệm với nhân viên Apple nhưng không nhận được nhiều tương tác.

HealthHabit kết nối người dùng với các bác sỹ thông qua trò chuyện và khuyến khích họ đặt ra các thách thức về sức khỏe, ví dụ như "tôi sẽ tập thể dùng nhiều hơn tuần này". Những người có tiền sử tăng huyết áp có thể được kết nối với các huấn luyện viên sức khỏe, để nhận máy đo huyết áp, thang đo và và các tư vấn về những thói quen lành mạnh hơn.

Tính đến tháng 5, một nửa số người tải HealthHabit không dùng ứng dụng này và tương tác giữa người đã đăng ký cũng rất thấp.

Dữ liệu liên quan đến tính năng tăng huyết áp cũng khiến nhân viên Apple lo lắng về sự nhất quán giữa những dữ liệu và phân tích mà Apple thực hiện.

Trong một buổi trình bày với các nhân viên Apple mảng sức khỏe hồi tháng 3. Ông Williams khen ngợi các kết quả mà phòng khám đạt được trong điều trị tăng huyết áp. Ông cho rằng đây là bằng chứng cho thấy tiềm năng của HealthHabit. Nếu thành công, Apple có thêm những tham vọng lớn hơn cho ứng dụng này.

Trong cuộc họp, ông Williams nói rằng dữ liệu cho thấy 91% bệnh nhân điều trị tại phòng khám của Apple với bệnh tăng huyết áp độ 2 ghi nhận kết quả tich cực. Dù vậy, nhiều nhân viên cho rằng Apple có thể đã phóng đại thành công.

Nhiều ứng dụng đối thủ HealthHabit công bố kết quả thành công thấp hơn. Ví dụ, Hello Heart Inc công bố tỷ lệ này là 23% trong 6 tuần. Người phát ngôn Apple nói rằng các công ty có cách đo dữ liệu khác nhau và dữ liệu ông Williams nhắc đến trong cuộc họp là một thử nghiệm nội bộ, không phải một sản phẩm.

Thái Sơn

Vàng, đô và lãi suất: Ý nghĩa như thế nào với kinh tế Việt Nam?
Tỷ giá USD/VND đã tăng 4,5% so với đầu năm, cao hơn 1% so với mức mất giá bình quân dưới 3,5% trong gần 1 thập kỷ. Điều này đã gây sức ép lớp lên các nhà điều hành phải đưa ra một loạt các chính sách kết hợp nhằm ngăn chặn sự giảm giá của đồng VND, tạo ra những tác động nhất định lên thị trường tài chính.