|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ Công Thương: Thị trường tiêu Việt Nam sẽ hưởng lợi về giá vì nguồn cung khan hiếm

10:47 | 08/08/2024
Chia sẻ
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định việc nguồn cung khan hiếm có thể giúp thị trường tiêu Việt Nam hưởng lợi về giá. Điều này cũng có thể mở ra cơ hội để Việt Nam gia tăng thị phần, củng cố vị thế hơn nữa tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.

 

The Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nguồn cung hạt tiêu toàn cầu được bổ sung khi Indonesia bước vào vụ thu hoạch, bắt đầu từ tháng 7. Tuy nhiên, Brazil, quốc gia sản xuất hạt tiêu đen lớn thứ 2 thế giới, đang đối mặt với tình trạng mất mùa liên tục do hạn hán. 

Theo phản ảnh của một số nông dân vùng Espirito Santos (Brazil), sản lượng thu hoạch trong năm 2024 có thể thấp hơn 25-30% do nắng nóng khiến bông rụng đợt 1 gần hết và tỷ lê đậu trái trên dé của bông ra đợt 2 và đợt 3 khá thấp nên dự kiến có thể chỉ đạt khoảng 70% so với năm ngoái. Tính chung cả nước năm 2024 có thể giảm 20-25% so với năm 2023.

Theo nhận định của giới chuyên gia, dấu hiệu thiếu hụt nguồn cung so với nhu cầu sẽ tiếp tục được ghi nhận trên thị trường trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chi phí vận chuyển hàng hóa tăng nhanh và tắc nghẽn cảng ở châu Á cũng tác động đến giá cả ở các thị trường nhập khẩu, và có thể gây ra sự chậm trễ vận chuyển, khiến giá tăng trong trung và dài hạn.

Hiệp hội Hồ tiêu và Cây Gia vị (VPSA) cho biết số liệu cho thấy tính đến hết tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu ước khoảng 164.300 tấn, kim ngạch đạt 652 triệu USD, giảm 2,2% về lượng nhưng tăng 41% về giá trị so với cùng kỳ 2023. Hiệp hội ước tính sản lượng tiêu năm 2024 của Việt Nam chỉ đạt khoảng 170.000 tấn, giảm 10% so với năm trước, đây cũng là mức thấp nhất 5 năm trở lại đây.

 Nguồn: VPSA (H.Mĩ tổng hợp)

Trong khi đó, vẫn còn khoảng 6 tháng nữa mới đến vụ thu hoạch mới (dự kiến sau Tết nguyên đán từ tháng 2/2025) trong khi lượng hàng còn trong dân và đại lý, doanh nghiệp không còn nhiều như VPSA nhận định trước đây.

Ông Lê Đức Huy – Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk – Simexco cho rằnglượng hàng tồn kho của Việt Nam còn khoảng 30% tương đương 50.000 - 55.000 tấn.

Cục Xuất nhập khẩu nhận định, ngành hạt tiêu Việt Nam sẽ được hưởng về giá trong thời gian tới do nguồn cung khan hiếm. Điều này cũng có thể mở ra cơ hội để Việt Nam gia tăng thị phần, củng cố vị thế hơn nữa tại các thị trường trọng điểm như Mỹ, Trung Quốc và châu Âu.

Theo VPSA, việc thiếu hụt nguồn cung sẽ khiến giá tiêu trong thời gian tới tiếp tục có những đợt biến động bất thường như trong thời điểm ngày 11/6 khi buổi sáng giá tăng mạnh 20.000 đồng/kg nhưng buổi chiều lại giảm mạnh xuống trở lại.

Mặc dù vậy, ông Huy cho rằng trong nửa đầu năm nay các thị trường mua hàng truyền thống của Việt Nam đã nhập khẩu  lượng lớn tiêu. Điều này đồng nghĩa rằng họ cũng không vội mua thêm hàng và đang đợi. 

Do đó, vị này cho rằng mặc dù tình trạng thiếu hụt nguồn cung vẫn tiếp diễn, nhưng giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm.

“Khả năng giá tiêu sẽ vẫn nằm ở mức này trong thời gian tới. Nông dân vẫn kỳ vọng giá sẽ tăng sốc trở lại nhưng theo cá nhân tôi thì điều này rất khó”, ông Huy cho biết. 

H.Mĩ

Yagi là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, Hà Nội gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 07/9 đến 1h ngày 08/9
Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, cho biết Hải Phòng – Quảng Ninh gió mạnh nhất còn kéo dài đến khoảng 19h ngày 07/9, sau giảm nhanh; Thái Bình – Nam Định gió mạnh nhất từ khoảng 16-22h; Đồng bằng Bắc Bộ (trong đó có thủ đô Hà Nội) gió mạnh nhất từ khoảng 19h ngày 07/9 đến 1h ngày 08/9.