|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bloomberg: Dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam vì phụ nữ trong lực lượng lao động

11:23 | 26/12/2018
Chia sẻ
Cố Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông từng nói “Phụ nữ nắm giữ một nửa bầu trời”. Câu nói này không chỉ đúng với Trung Quốc vài chục năm trước đây mà chắc chắn còn đúng với Việt Nam hiện nay.
bloomberg dong von ngoai chay vao viet nam vi phu nu trong luc luong lao dong Phụ nữ sinh lời nhiều hơn nam giới khi đầu tư chứng khoán, vì sao?

Nhằm cổ phiếu doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ mà mua

Trên khắp đất nước hình chữ S, phụ nữ lãnh đạo nhiều doanh nghiệp tiếng tăm lừng lẫy.

Trước tiên phải kể đến bà Mai Kiều Liên – người nắm bắt được nhu cầu thức uống giàu protein từ sữa của tầng lớp trung lưu và xây dựng CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) trở thành một đế chế 10 tỉ USD.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo - người sáng lập hãng hàng không giá rẻ Vietjet thì trở thành nữ tỉ phú USD đầu tiên của Việt Nam. Hình thế địa lí đồng hồ cát từ Hà Nội vào TP HCM của Việt Nam khiến cho hàng không trở thành một lựa chọn di chuyển phù hợp, nhất là khi vẫn chưa có một tuyến đường sắt cao tốc nối hai trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

CTCP Vàng bạc Đá quí Phú Nhuận (Mã: PNJ) của bà Cao Thị Ngọc Dung thì hưởng lợi từ chi tiêu tiêu dùng tăng cao. Còn nếu nhà đầu tư đang tìm kiếm một nhà sản xuất công nghiệp thì CTCP Cơ Điện Lạnh (Mã: REE) của bà Nguyễn Thị Mai Thanh chính là câu trả lời.

Một thống kê quốc tế của Ngân hàng Credit Suisse phát hiện rằng cổ phiếu của những công ty có ít nhất một thành viên HĐQT là nữ sẽ có tỷ suất sinh lợi cao hơn 4 điểm % so với cổ phiếu của những công ty mà HĐQT toàn nam giới.

bloomberg dong von ngoai chay vao viet nam vi phu nu trong luc luong lao dong
Tỉ suất sinh lợi trung bình 10 năm qua của cổ phiếu các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ tịch (ngoại trừ Vietjet mới lên sàn tháng 2/2017). Nguồn: Bloomberg.

Trung Quốc phiên bản 2?

Tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động của Việt Nam hiện là 73% - một trong những mức cao nhất trên thế giới. Phụ nữ cũng là lực lượng tiên phong trong lĩnh vực mở mới cơ sở kinh doanh. Theo ước tính của Global Entrepreneurship Monitor tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp do phụ nữ làm chủ cao hơn nam giới 40%. Phụ nữ Việt Nam đóng góp tới 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao gần bằng Trung Quốc.

bloomberg dong von ngoai chay vao viet nam vi phu nu trong luc luong lao dong
Tỉ lệ tham gia của phụ nữ trong lực lượng lao động các quốc gia đông dân nhất thế giới. Nguồn: Bloomberg, Ngân hàng Thế giới.
bloomberg dong von ngoai chay vao viet nam vi phu nu trong luc luong lao dong
Hình ảnh Cô thợ cơ khí Rosie tại Mỹ.

Nguyên nhân của hiện tượng này mang tính chất lịch sử. Hàng triệu nam giới Việt Nam đã chết trong cuộc kháng chiến chống Mỹ; vì thế phụ nữ phải xung phong lấp đầy khoảng trống mà nam giới để lại. Đến năm 1976, cứ 100 phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 64 thì chỉ có 95 nam giới.

Đến năm 1986, khi chương trình cải cách Đổi Mới được thực hiện, phụ nữ vẫn chiếm đa số trong cơ cấu dân số và được hưởng đời sống ngày càng khấm khá khi đất nước mở cửa kinh tế. Có thể nói, tinh thần cống hiến của Cô thợ cơ khí Rosie tại Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ II vẫn đang hiện hữu tại Việt Nam ngày nay.

bloomberg dong von ngoai chay vao viet nam vi phu nu trong luc luong lao dong
Tỉ lệ nam/nữ trong độ tuổi 15-64 của Việt Nam qua các năm. Nguồn: Bloomberg, Ngân hàng Thế giới.

Ngay cả khi Việt Nam tái thiết sau chiến tranh và tỉ lệ giới tính dần về mức cân bằng, phụ nữ cũng không rời lực lượng lao động. Chính phủ có những chính sách hỗ trợ phụ nữ trong công việc như cho phép nghỉ thai sản 6 tháng – quãng thời gian khá dài so với nhiều nước.

Đây đều là những tin tốt đối với nhà đầu tư.

Hãy thử suy nghĩ xem vì sao nhà đầu tư lại thích đầu tư vào quốc gia đang phát triển này hơn quốc gia đang phát triển khác. Kí ức về hàng tỉ USD của cải do Trung Quốc tạo ra vẫn còn mới nguyên và nhiều nhà đầu tư đang tìm kiếm một Trung Quốc phiên bản 2. Mục tiêu cụ thể là những quốc gia có tình hình nhân khẩu học hợp lí – dân số trẻ, sẵn sàng làm việc xây dựng các trung tâm sản xuất rồi lại sử dụng tiền lương ngày càng cao để mua những chiếc xe hay túi hàng hiệu đầu tiên, tạo ra một vòng lặp sản xuất – tiêu dùng tích cực.

Nhỏ nhưng có võ

Nhìn vào qui mô dân số, Việt Nam chỉ đứng thứ 15 thế giới sau Pakistan, Bangladesh và Philippines. Tuy nhiên hầu hết các đối thủ của Việt Nam đều có tình hình nhân khẩu học không hợp lí. Chẳng hạn tỉ lệ phụ nữ tham gia lực lượng lao động của Pakistan và Bangladesh chỉ là 25% và 33%. Tính theo số liệu này, tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi) thật sự của hai quốc gia sẽ chỉ là 37% và 45%, không phải số công bố chính thức 61% và 67%.

bloomberg dong von ngoai chay vao viet nam vi phu nu trong luc luong lao dong
Tỉ lệ nữ giới tham gia lực lượng lao động của Việt Nam cao hơn các quốc gia khác nên tỉ lệ đóng góp của nữ giới vào GDP của Việt Nam cũng cao hơn. Nguồn: Bloomberg, McKinsey.

Không thể làm nên nghiệp lớn trong một sớm một chiều. Muốn bắt chước mô hình sản xuất của Trung Quốc, một quốc gia thường phải bắt đầu từ việc xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp như hàng dệt may hay da giày. Việt Nam đang nhanh chóng leo lên sản xuất điện thoại thông minh và linh kiện bán dẫn, đa phần hàng xuất khẩu sang Mỹ năm ngoái vẫn là hàng may mặc. Và ai là người khâu quần áo và đóng giày? Chủ yếu là phụ nữ.

Tinh thần làm việc hăng hái của phụ nữ là một trong những lí do giúp Việt Nam là quốc gia mới nổi duy nhất tại Châu Á ngoại trừ Trung Quốc có dòng vốn ngoại chảy vào trong bối cảnh thị trường đi xuống năm nay.

Nhiều nhà đầu tư đang đặt cược rằng Việt Nam sẽ thắng lớn nếu cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài. Kể cả trước khi cuộc đấu giữa hai siêu cường này nổ ra, các doanh nghiệp Trung Quốc như tập đoàn dệt may khổng lồ Shenzhou International cũng đã mở các nhà máy tại Việt Nam

Tuy nhiên bầu trời không chỉ có màu xanh. Theo viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey, chênh lệch thu nhập nam – nữ đối với cùng một công việc tại Việt Nam cao hơn nhiều so với các quốc gia láng giềng như Malaysia hay Philippines. Thật không may, Việt Nam lại giống Trung Quốc và Ấn Độ trong tư tưởng trọng nam khinh nữ, tỉ lệ nam/nữ ở trẻ sơ sinh liên tục ở mức cao 1,1 do nhiều người mẹ nạo phá những bào thai nữ. Khi tầng lớp trung lưu trở nên giàu có hơn, phụ nữ có thể sẽ nản lòng bởi khoảng cách thu nhập với nam giới và quyết định ở nhà.

Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư nước ngoài, một phần nhờ vào lực lượng phụ nữ hăng hái, tháo vát của mình.

Xem thêm

Song Ngọc