Bitcoin là 'hố đen' hút các loại tiền tệ và tài sản dự trữ?
Theo Bitcoin Magazine, bitcoin đã lụi tàn và tái sinh nhiều lần từ quá khứ cho đến hiện tại. Những giai đoạn biến động của bitcoin đã khiến nhiều người nghi ngờ về loại tài sản kỹ thuật số này, điển hình là các quan điểm như: "Bitcoin là một bong bóng", "đầu tư nhiều rủi ro nhưng ít cơ hội kiếm lời".
Thậm chí, có nhiều người không hiểu về bitcoin và nghĩ rằng chúng là loại tiền tệ được đúc bằng gang, bằng đồng. Tuy nhiên, với một số chuyên gia thì thành công của bitcoin trong tương lai sẽ là điều hiển nhiên do những giá trị thực tế mà tiền điện tử này mang lại cho thế giới tài chính.
Để đánh giá đúng về bitcoin, mọi nhà đầu tư và nhà giao dịch tiềm năng đều phải rèn luyện khả năng quan sát và đưa ra quyết định dựa trên dự đoán đầy đủ, chính xác.
Vào thời điểm mà tiền tệ pháp định thay thế địa vị của vàng cách đây nửa thế kỷ, các chủ ngân hàng trên thế giới (bao gồm cả các ngân hàng trung ương của các quốc gia) đã khám phá ra vô số cách để làm giảm giá tiền tệ, chẳng hạn như bơm tiền.
Khoản chi 3 nghìn tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây chỉ là ví dụ mới nhất về tính dễ tác động của tiền giấy. Ngược lại, bitcoin thì không như vậy, nó có giới hạn chính xác là 21 triệu đơn vị, không có cách nào để in thêm hay đúc thêm bitcoin.
Các lợi thế khác của bitcoin gồm có: Đây là kỹ thuật số nên nó không yêu cầu cơ sở hạ tầng vật lý để lưu trữ - không cần két sắt, hầm hay xe tải, máy bay để vận chuyển. Người giao dịch bitcoin co thể chuyển giá trị hàng tỷ USD với một vài cú nhấp chuột.
Bên cạnh đó, bitcoin cũng không bị kiểm soát bởi một cơ quan nhà nước (cho đến hiện tại) nên có nhiều không gian cho các nhà đầu tư.
Vì sao bitcoin thúc đẩy phát triển bền vững?
1. Bitcoin là lựa chọn tốt để dự trữ tiền tệ
Mặc dù chính phủ các nước chưa cho phép mua hoặc phát hành trái phiếu định giá bằng bitcoin, nhưng cũng chưa có quy định nào nói rằng mọi người chỉ được đổ tiền đầu tư khi chính phủ đã bật đèn xanh.
Tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới, một số công ty đại chúng rất lớn đã bắt đầu chuyển đổi tiền tệ pháp định của họ thành bitcoin. Vậy thì, như như CEO Michael Saylor của Microstrategy đã nói: Tại sao họ không cố giữ tiền mặt, các loại tài sản khác mà lại tin tưởng vào bitcoin?
Bằng việc các doanh nghiệp như Tesla, J.P. Morgan hay Goldman Sachs mua một lượng lớn bitcoin đã cho thấy khi những chính sách hoặc các vấn đề khác làm xói mòn giá trị của tiền tệ pháp định, mọi người đều phải đi một chặng đường dài để có thể tìm ra hình thức dự trữ tiền tệ an toàn.
Dĩ nhiên, việc quyết định là tùy mỗi người. Người Mỹ cũng sẽ không chờ đợi thời điểm mà Cục Dự trữ Liên bang (Fed) thừa nhận rằng tiền pháp định là một sai lầm rồi chuyển sang sử dụng bitcoin. Chỉ đơn giản là bitcoin có thể trở thành xu hướng và phổ biến hơn một lúc nào đó, chẳng hạn các doanh nghiệp và người dân đều tin tưởng, sử dụng bitcoin làm tài khoản tiết kiệm.
Có một động lực khác khiến bitcoin trở thành tài sản lưu trữ giá trị nhưng ít khi được đề cập. Đó là việc người ta thường quên rằng các chính trị gia là những người rất thông minh. Họ có thể sẽ áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa, chuẩn bị bằng một hệ thống thuế toàn cầu cũng như triển khai các mô hình kinh tế được khảo sát bằng chính bitcoin.
Cần quản lý tốt quá trình chuyển đổi bitcoin
Dĩ nhiên, không có lý do nào ở trên cho thấy bitcoin sẽ đi theo một con đường duy nhất, thẳng như mũi tên để trở thành loại tài sản dự trữ dẫn đầu trong tương lai. Ngay cả cộng đồng những người ủng hộ và tin tưởng vào bitcoin cũng không đồng ý về nhiều điểm.
Ví dụ như một số người hài lòng với sự hoàn hảo của bitcoin ở hiện tại, trong khi nhiều người khác cho rằng sẽ còn nhiều việc phải làm trên UX, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ tài chính dựa trên blockchain.
Điều này cũng tương tự đối với các quy định, chính sách của chính phủ về việc liệu bitcoin có nên được quản lý hay không hay không và kiểm soát, giám sát như thế nào.
Dù cho bitcoin có phát triển như thế nào trong tương lai, một điều không thể tránh khỏi là những nỗ lực tiêu diệt nó sẽ thất bại. Các quốc gia như Ấn Độ và Pakistan trước đây cũng đã cố gắng cấm lưu trữ hoặc giao dịch bitcoin nhưng tình hình hiện tại đã có nhiều thay đổi.
Thế nhưng, việc đặt ra các quy định sẽ là một điều tất yếu. Lựa chọn tốt nhất là chính phủ tham gia vào các cuộc đối thoại mang tính xây dựng với những người hiểu đặc điểm công nghệ và tiền tệ của bitcoin. Việc trì hoãn không có lợi cho bất kỳ ai, nhưng thông qua sự tương tác và cộng tác, chúng ta có thể xây dựng một nền kinh tế mới phù hợp với cuộc sống ngày càng được kết nối kỹ thuật số.
Việc ban hành các quy định là một quá trình diễn ra chậm và thường xuyên phải cân nhắc. Tuy nhiên, nếu càng sớm có được thông tin về cách các chính phủ nhìn nhận bitcoin (dù tích cực hay tiêu cực) thì các nhà đầu tư, giao dịch sẽ càng dễ ra quyết định phù hợp.