|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bình Dương, Long An, Đồng Nai làm gì để kiểm soát dịch trước 1/9?

10:47 | 29/08/2021
Chia sẻ
Cùng với TP HCM, ba tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An đang là những điểm nóng về dịch COVID-19 khi số ca nhiễm liên tục tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, Bình Dương trong vài ngày gần đây đã vượt TP HCM về số ca mắc mới mỗi ngày.

Trong Nghị quyết 86, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu chung cho các tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai phải kiểm soát được dịch bệnh trước ngày 1/9.

Đối với từng tỉnh, Thủ tướng yêu cầu Bình Dương xét nghiệm thần tốc, nhanh chóng phân loại F0 để điều trị kịp thời, tiếp cận bệnh nhân sớm nhất có thể, cố gắng 15/9 phải trở lại hoạt động bình thường trong tình hình mới. 

Bình Dương, Long An, Đồng Nai liệu có thể kiểm soát dịch trước 1/9? - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra bệnh viện dã chiến ở TP Thuận An (Bình Dương), sáng 27/8. (Ảnh: VGP).

Long An tập trung đẩy nhanh xét nghiệm sàng lọc để sớm "làm sạch" các vùng dịch, chăm sóc tốt những hộ dân trong khu phong tỏa, không để ai phải thiếu thốn. Đồng thời, chuẩn bị kế hoạch, phương án kỹ lưỡng để phục hồi sản xuất ở những vùng đã an toàn.

Riêng Đồng Nai phải có kịch bản ứng phó khi số ca mắc tăng lên gấp 3, chủ động mua sắm thiết bị, xây dựng thêm bệnh viện dã chiến. Đồng thời, tập trung các giải pháp an sinh xã hội; quan tâm đến an toàn sản xuất của các doanh nghiệp "3 tại chỗ" và sớm xây dựng quy chuẩn để phục hồi sản xuất sau đại dịch.

Tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở cả 3 tỉnh

Tính từ thời điểm đợt dịch thứ 4 (27/4) bùng phát, Bình Dương, Đồng Nai, Long An lần lượt xếp sau TP HCM về số ca nhiễm. Riêng tại Bình Dương, tình hình dịch diễn biến phức tạp hơn cả, đến nay tỉnh này đã ghi nhận hơn 98.700 bệnh nhân COVID-19.

Bình Dương, Long An, Đồng Nai làm gì để kiểm soát dịch trước 1/9? - Ảnh 2.

Đồng Nai cũng có dấu hiệu tăng ca mắc mới trong những ngày gần đây, riêng Long An số ca nhiễm đi ngang. 

Điều này có thể bắt nguồn từ việc các tỉnh đang tăng cường công tác xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng, nhằm truy vết và bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Dự báo, trong một vài ngày tới, số ca nhiễm có thể vẫn còn tăng thêm khi các tỉnh tiếp tục đẩy mạnh lấy mẫu xét nghiệm.

Bình Dương, Long An, Đồng Nai làm gì để kiểm soát dịch trước 1/9? - Ảnh 2.

Số ca mắc mới COVID-19 ở 3 tỉnh chưa có dấu hiệu thuyên giảm.trong một tháng qua.

Các tỉnh đang làm gì để đạt mục tiêu kiểm soát dịch?

Bình Dương, Long An, Đồng Nai liệu có thể kiểm soát dịch trước 1/9? - Ảnh 4.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân. (Ảnh: Thanh Niên).

Bình Dương hện có 11 xã, phường thuộc vùng đỏ; trong đó, 4 phường ở TP Thuận An và 7 phường ở thị xã Tân Uyên. Bên cạnh đó, 4 phường đang chuyển dần từ đỏ sang xanh. 15 phường này đang thực hiện tăng cường giãn cách xã hội. Các địa phương khác thực hiện Chỉ thị 16+, riêng 4 huyện vùng xanh thực hiện Chỉ thị 16.

Tỉnh đã lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 1 (từ ngày 17/7). Kết quả đã phát hiện 12.667 dương tính với SARS-CoV-2 trong số 1.292.846 người lấy mẫu. Lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 (từ ngày 2/8 đến nay), kết quả 24.559/943.298 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Tỉnh đang xét nghiệm diện rộng đợt 3 với 1,5 triệu dân, đến nay phát hiện 41.443 ca dương tính, trong đó có 323 ca mắc của 130 công ty. Dự báo trong hai tuần tới, số ca nhiễm có thể tăng lên 150.000.

"Tỉnh đã có phương án cho kịch bản dự báo và cơ sở vật chất đủ thu dung điều trị các ca F0 có triệu chứng, nhưng rất cần Bộ Y tế tiếp tục hỗ trợ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và điều dưỡng", ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương trình bày với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, hôm 24/8.

Về chiến lược giảm ca tử vong, Bình Dương đang thực hiện mô hình 3 tầng điều trị. Trong đó, tầng 3 có 837 giường tại 2 bệnh viện; tầng 2 có 24 khu điều trị với 18.927 giường, đang điều trị 16.349 bệnh nhân; tầng 1 có 236 cơ sở điều trị.

Bình Dương, Long An, Đồng Nai liệu có thể kiểm soát dịch trước 1/9? - Ảnh 5.

Thủ tướng kiểm tra phần mềm thống kê tại điểm tập kết hàng cứu trợ phân phối cho công nhân ở Đồng Nai. (Ảnh: Thanh Niên).

Với Đồng Nai, toàn tỉnh đã dồn tổng lực cho công tác xét nghiệm tầm soát diện rộng với quy mô 2, 1triệu người. Đến ngày 27/8, theo CDC Đồng Nai, qua 2 đợt xét nghiệm test nhanh diện rộng (từ 18-26/8) có gần 850.000 người được lấy mẫu, phát hiện 2.872 mẫu dương tính SARS-CoV-2, hầu hết ở trong các khu phong tỏa.

Đồng Nai cũng đã phân vùng xanh đến từng khu phố, ấp và triển khai tổng xét nghiệm 3 vòng để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Riêng vòng 3 chủ yếu xét nghiệm PCR để xử lý dứt điểm F0 trước ngày 1/9.

Về điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, hiện Bộ Y tế đã lập một bệnh viện Trung ương trên địa bàn với 400 giường hồi sức tích cực.

Mỗi huyện, thành phố chuẩn bị ít nhất 1.000 giường, riêng TP Biên Hòa chuẩn bị 2.000 giường. Các bệnh viện lớn của tỉnh đã sắp xếp đủ khu điều trị F0 nặng và phân thành 3 tầng, với mục tiêu "không để dân thiếu đói và người bệnh không thiếu oxy".


Bình Dương, Long An, Đồng Nai liệu có thể kiểm soát dịch trước 1/9? - Ảnh 6.

Long An xét nghiệm nhanh mẫu gộp, đại điện hộ gia đình tại các "vùng đỏ" khoảng 3 lần trong vòng 1 tuần. (Ảnh: VGP).

Còn tại Long An, tnh đã triển khai việc sử dụng xét nghiệm nhanh mẫu gộp, đại điện hộ gia đình tại các "vùng đỏ" khoảng 3 lần trong vòng 1 tuần, sau đó triển khai xét nghiệm RT-PCR. Qua đó, số ca mắc mới đã đi ngang, giảm hơn 50% so với đỉnh dịch (11/8).

Long An đã tập trung tăng cường cơ sở vật chất, cấp thuốc, oxy, chế độ chăm sóc cho các khu tiếp nhận, cách ly F0 không triệu chứng; thiết lập hệ thống oxy tập trung ngay tại các cơ sở điều trị bệnh nhân có triệu chứng nhẹ. Nhờ vậy đã giảm thấp nhất tỉ lệ F0 không triệu chứng chuyển sang có triệu chứng và diễn biến nặng.

Tỉnh đã đưa vào sử dụng 10 bệnh viện dã chiến với quy mô 6.530 giường và sẽ hoàn thành 3 bệnh viện với khoảng 4.000 giường trước ngày 30/8.

Từ ngày 16/8 đến hết 25/8, Long An đã tổ chức 326 đội với hơn 1.000 nhân lực y tế và lực lượng tình nguyện. Lực lượng được chia thành 200 đội lấy mẫu, 100 đội nhập liệu và các đội chuyển mẫu, giám sát hiện trường, truy vết, vận chuyển F0… 

Nhờ vậy, tỉnh đã xét nghiệm trên diện rộng tại 4 địa phương có nguy cơ cao và rất cao là các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Bến Lức và TP Tân An.

"Đến nay, tình hình dịch cơ bản được kiểm soát tại các huyện, trừ 2 huyện Bến Lức, Đức Hòa", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hoà báo cáo với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hôm 27/8.

Tiến độ tiêm vắc xin tại Bình Dương, Đồng Nai, Long An

TỉnhDân số cần tiêmSố vắc xinSố người đã tiêmTỷ lệ tiêm

Tiêm đủ liều

Bình Dương1,9 triệu833.300689.000

36,9%

43.600

Đồng Nai2,2 triệu804.300627.700

28%

58.700

Long An1,3 triệu658.300573.700

45,5%

45.600

Vắc xin là một trong những giải pháp giúp nhanh kiểm soát dịch COVID-19. Theo thống kê tính đến ngày 27/8, Bình Dương, đã tiêm được cho 36,9% dân số trong độ tuổi tiêm chủng. 

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện có 627.700 người được tiêm ngừa vắc xin COVID-19 (chiếm tỷ lệ 28% đối tượng trên 18 tuổi toàn tỉnh), trong đó có 58.700 người đã tiêm đủ liều. Đồng Nai đã đề xuất Bộ Y tế phân bổ thêm gần 4,2 triệu liều vắc xin trong quý III và quý IV/2021 để tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên chưa tiêm chủng trên địa bàn.

Long An được cấp gần 658.300 liều, đã sử dụng khoảng 530.000 liều, hiện đang tổ chức tiêm mũi 2 và người dân ở các địa phương "vùng đỏ". Riêng các xã vùng đỏ có tỷ lệ mắc cao đã tiêm 100%.

Sơn Thạnh