|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Binance vẫn chưa thoát 'vận đen'

00:30 | 18/06/2023
Chia sẻ
Các công tố viên của Pháp ngày 16/6 thông báo đã mở một cuộc điều tra đối với Binance. Thông tin này đã làm tăng thêm những rắc rối pháp lý đối với sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới này.

Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số Binance. (Ảnh: Reuters).

Cuộc điều tra này sẽ xem xét các cáo buộc về việc chi nhánh Binance tại Pháp giao dịch tài sản kỹ thuật số bất hợp pháp, cũng như một cáo buộc khác về hành vi "rửa tiền nghiêm trọng". Tờ Le Monde, tờ báo đầu tiên đưa tin về cuộc điều tra này, cho biết Binance đã bị nghi ngờ không tuân thủ các nghĩa vụ đảm bảo các khách hàng không sử dụng nền tảng này để rửa tiền.

Tin tức này được đưa ra theo sau một động thái từ Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) trong tháng này, trong đó cho rằng Binance vi phạm luật chứng khoán khi vận hành một “trang web lừa đảo quy mô lớn” và "lách luật một cách có tính toán."

Binance sau đó cho biết nền tảng này đang tạm dừng tiền gửi bằng đồng USD và khuyến khích các khách hàng rút USD vào đầu tuần tới.

Đề cập đến các cáo buộc trên, Binance cho biết trên trang Twitter rằng đại diện sàn giao dịch này đã tham gia một cuộc họp với các cơ quan chức năng Pháp vào tuần trước. Binance cho biết thêm nền tảng này đầu tư thời gian và nguồn lực đáng kể để hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật trên toàn cầu. Binance tuân thủ tất cả các luật ở Pháp, cũng như ở các thị trường khác mà nền tảng này hoạt động.

Nền tảng này, bắt đầu hoạt động vào năm 2017, đã chiếm lĩnh phần lớn thị trường giao dịch tiền điện tử, và giúp đưa nhà sáng lập Changpeng Zhao trở thành một tỷ phú. Tuy nhiên, nền tảng này từ lâu bị cáo buộc là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động rửa tiền, thiết lập các cấu trúc phức tạp để tránh quy định và phá vỡ các biện pháp trừng phạt. Binance đã bác bỏ những cáo buộc này.

Hồi tháng 3/2022, Binance cũng đang phải đối mặt với các hành động pháp lý của Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn (CFTC) và Bộ Tư pháp Mỹ do các cáo buộc hoạt động vi phạm các quy định.

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.