|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Biểu đồ này cho thấy công ty công nghệ có thể biến hóa trở thành các thương hiệu khổng lồ trong thời gian ngắn đến thế nào

20:06 | 19/11/2019
Chia sẻ
Hành trình xây dựng một thương hiệu với lợi thế cạnh tranh bất diệt luôn luôn trải đầy những chông gai, Visual Capitalist cho biết.

Tuy nhiên, các công ty công nghệ đang dần định hình lại lợi thế đó có nghĩa là gì. 

Bằng cách gấp rút đáp lại nhu cầu đang lên của người tiêu dùng và sử dụng sức mạnh của thương hiệu, những công ty này có thể liên tục tạo ra giải pháp có ý nghĩa cho những vấn đề gai góc thật sự.

Biểu đồ mà Visual Capitalist dựng lên thể hiện rõ bức tranh những thương hiệu đáng giá nhất trong năm 2019 so với năm 2001, theo bảng xếp hạng "Thương hiệu Toàn cầu Xuất sắc nhất" hàng năm của Interbrand. 

Top-100-most-valuable-brands-v5

Đơn vị tính: Tỉ USD. Màu xanh: thương hiệu công nghệ, màu đen: thương hiệu phi công nghệ

Họ cho thấy các công ty công nghệ có thể biến hóa trở thành các thương hiệu khổng lồ trong khoảng thời gian ngắn đến thế nào, đồng thời thay thế một số công ty nổi tiếng nhất trên thế giới.

Giá trị thương hiệu là gì và đo lường ra sao?

Interbrand đã tạo dựng và liên tục sử dụng một công thức bền vững để đo lường giá trị thương hiệu. Giá trị thương hiệu là Giá trị hiện tại ròng (NPV) hoặc giá trị hiện tại của dòng thu nhập mà thương hiệu đó có thể tạo ra trong tương lai.

Công thức này đánh giá thương hiệu dựa trên dự báo tài chính, vai trò thương hiệu và sức mạnh thương hiệu của họ.

Sự thống trị của giới công nghệ

Trong năm 2001, giá trị thương hiệu tích lũy đạt 988 tỉ USD. Ngày nay, con số này đạt mức 2,1 nghìn tỉ USD, tức tương đương với tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm (CAGR) trung bình 4,4%.

Trên thực tế, với tổng giá trị thương hiệu gần 700 tỉ USD, các công ty công nghệ chiếm phân nửa top 10 thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới. Có lẽ cũng chẳng có gì ngạc nhiên, Apple giữ vị trí thương hiệu đáng giá nhất thế giới trong năm 2019 – trong 7 năm liên tiếp.

Chỉ 31 thương hiệu từ bảng xếp hạng 2001 vẫn còn trụ lại trong bảng xếp hạng của năm 2019, bao gồm cả Disney, Nike, và Gucci. Coca-Cola và Microsoft là số ít công ty vẫn trụ lại trong top 10.

Dưới đây là danh sách top 20 thương hiệu đáng giá nhất thế giới:

Screen Shot 2019-11-19 at 4

Nguồn: VisualCapitalist. Minh Tuấn việt hóa.

Kể từ năm 2001 – năm đầu tiên báo cáo có đề cập đến 100 thương hiệu, một vài công ty công nghệ đã gia nhập vào danh sách và leo lên top đầu, tỏng khi 137 thương hiệu đáng chú ý khác mất dạng hoàn toàn, bao gồm Nokia và MTV.

Vì một số sự kiện đáng ngại, Facebook rớt ra khỏi top 10 và xếp hạng thứ 14 sau một năm đầy biến động. Tuy nhiên, điều này cũng đâu có gì kinh ngạc khi "gã khổng lồ" mạng xã hội này vướng vào hàng loạt tranh cãi, từ vấn đề bảo mật dữ liệu người dùng cho đến ưu tiên ảnh hưởng chính trị.

Thương hiệu nào tăng trưởng nhanh nhất?

Các thương hiệu tăng trưởng nhanh nhất của năm 2019 cũng cho thấy sự thống trị của công nghệ, trong đó Mastercard, Salesforce và Amazon dẫn đầu xu hướng.

Các công ty này có giá trị thương hiệu tăng trưởng đáng kể qua mỗi năm. 

Screen Shot 2019-11-19 at 4

Nguồn: VisualCapitalist. Minh Tuấn việt hóa.

Theo Interbrand, thành công của những thương hiệu này có thể là do khả năng dự đoán nhanh chóng về sự thay đổi trong kỳ vọng của người tiêu dùng.

Mặc dù mối quan hệ giữa thành tích kinh doanh và tài sản thương hiệu đã được bàn luận và tranh cãi dữ dội trong vài thập kỷ qua, nhưng một điều phải công nhận là sự thỏa mãn của người tiêu dùng làm gia tăng tài sản thương hiệu và thúc đẩy kết quả tài chính của công ty. 

Hủy diệt hay bị hủy diệt

Bên cạnh việc dự báo trước sự thay đổi về nhu cầu, một số thương hiệu thành công nhất cũng đang nuôi dưỡng cơ sở khách hàng trẻ hơn. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong ngành hàng sang chảnh và bán lẻ - hai lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất trong 2 năm liên tiếp.

Những người tiêu dùng này ưu tiên công nghệ lên hàng đầu trong thói quen mua hàng của họ và ngày càng đòi hỏi nhiều trải nghiệm cao cấp hơn và có thể chia sẻ nhiều hơn. 

Cũng vì lẽ đó, các thương hiệu truyền thống trong tất cả các lĩnh vực buộc phải đổi mới để theo kịp nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khó tính và vì thế một số công ty về cơ bản đang chuyển mình thành các công ty công nghệ.

Ví dụ, Gucci cho rằng sự thành công của họ xuất phát từ việc tìm ra sự pha trộn hoàn hảo giữa sáng tạo và công nghệ. 

Công ty từng có thời dựa hoàn toàn vào di sản của mình, nay lại tập trung rất nhiều vào thương mại điện tử và phương tiện truyền thông xã hội để thu hút khách hàng thuộc thế hệ Gen Z – những người sinh từ năm 1996 trở đi và là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ ngay từ nhỏ. 

 Tương tự, Walmart gần đây thông báo rằng họ đang sử dụng đến tai nghe thực tế ảo và robot có thể chương trình học máy (machine learning) để có thể cạnh tranh với Amazon.

Liệu các công ty truyền thống rồi có trở thành công ty công nghệ hay bị "nuốt trọn" bởi họ?

Minh Tuấn