Biến đổi khí hậu thực sự đe dọa tới sản lượng cà phê thế giới?
Trong gần hai năm qua, giới truyền thông thế giới đã cảnh báo sự thay đổi khí hậu đang đe dọa nguồn cung cà phê của thế giới.
Theo giả thuyết, các điều kiện tăng trưởng đối với cây cà phê sẽ không còn bền vững tại nhiều nơi trên thế giới, và bệnh dịch sẽ phát hủy mùa màng. Nều điều đó không “tiêu diệt” được cây cà phê, thì việc thiếu sự thụ phấn sẽ.
Nhiều bài viết có nhan đề thể hiện trực tiếp chủ đề này như bài “Biến đổi thời tiết đe dọa nguồn cung cà phê thế giới” của New York Times, hay ngay cả Popular Sicence cũng có bài “Biến đổi thời tiết sẽ khiến cốc cà phê của bạn trở nên đắt đỏ hơn và có vị tệ hơn”, hoặc “Những tác động của biến đổi khí hậu có thể mang đến sự chấm hết cho hạt cà phê” của tờ Newsweek đăng tải năm 2017.
Thế giới thực sự đang trở nên ấm hơn trong vài thập kỉ trở lại đây, nhưng điều đó thực sự nghĩa là sản lượng cà phê sẽ giảm, và giá cà phê sẽ tăng cao?
Diễn biến trên thị trường và những dự báo từ cơ quan quản lý cà phê đang chứng minh một điều trái ngược. Giá cà phê đã chạm đáy 12 năm trong tháng 9, sau khi đồng real Brazil suy yếu và một loạt các đợt bán tháo diễn ra.
Tuy nhiên, đây chỉ là những dữ liệu trong thời gian gần đây. Nếu nhìn lại biến động của giá cà phê kể từ những năm 1970, giá cà phê cao nhất gần đạt 3,4 USD/pound, được ghi nhận vào tháng 4/1977. Hiện, giá cà phê được giao dịch ở khoảng 93 US cent/pound.
Giá cà phê không ở mức thấp nhất trong lịch sử, nhưng nó đủ thấp để khiến một số hộ trồng cà phê phải quyết định sản xuất coca thay thế.
Nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt đổ của giá cà phê thế giới là sản lượng tại các quốc gia chính đều tăng cao.
Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho thấy, sản lượng cà phê arabica và robusta đều tăng trong niền vụ 2017 - 2018, mặc dù phần lớn sự tăng trưởng đến từ cà phê robusta, tăng 11,7% lên 62,99 triệu bao so với năm 2016 - 2017.
Có thể thấy sản lượng cà phê biến động liên tục nhưng theo xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2000 - 2001 đến năm 2016 - 2017. |
Theo đó, sản lượng cà phê robusta của Việt Nam dự báo tăng hơn 15,5% so với năm trước lên 28,03 triệu bao và sản xuất cà phê robusta của Brazil tiếp tục phục hồi, tăng 16,1% lên 13,46 triệu bao trong niên vụ 2017 - 2018.
Sản lượng cà phê arabica dự báo tăng hơn 2,2%, lên 101,82 triệu bao. Trong khi sản lượng của Colombia ước giảm 4,3% so với năm cà phê 2016 - 2017 xuống 14 triệu bao do điều kiện thời tiết không thuận lợi, sản lượng tại bốn nhà sản xuất cà phê Arabica lớn nhất khác đều tăng.
Sản lượng cà phê arabica của Brazil trong năm cà phê 2017 - 2018, gồm một phần vụ mùa mới, ước tăng 3,5% lên 44,23 triệu bao. Sản lượng ở Honduras ước đạt 7,7 triệu bao, tăng 3,3% so với năm 2016 - 2017, đánh dấu năm tăng thứ tư liên tiếp. Ethiopia thu hoạch 7,65 triệu bao, tăng 4,8% so với năm ngoái. Sản lượng cà phê Arabica của Peru ước tính tăng 0,8% ở 4,29 triệu bao.
Như vậy, một lần nữa điều này chứng minh những cảnh báo về biến đổi khí hậu đối với ngành cà phê không chính xác.