Chỉ vài ngày sau khi Mỹ và các đồng minh tuyên bố xả kho dự trữ dầu thô, thị trường năng lượng toàn cầu lại phải đối mặt với siêu biến chủng Omicron. Giờ đây, OPEC+, cơ quan vốn được ví như "ngân hàng trung ương" của nhiên liệu hóa thạch, phải đau đầu tìm cách hỗ trợ giá dầu.
Sau khi phục hồi trong phiên đầu tuần, giá dầu thô lại quay đầu giảm hơn 2,5% sau khi Financial Times dẫn nhận định của CEO hãng dược Moderna về hiệu quả của vắc xin đối với biến chủng Omicron.
Giá dầu thô đã phục hồi một phần khi các nhà đầu tư nhảy vào thị trường để kiếm mòn hời sau cú lao dốc hồi cuối tuần trước, cũng như do một số người dự đoán OPEC có thể tạm dừng tăng sản lượng để phản ứng trước sự lây lan của biến chủng Omicron.
Siêu biến chủng Omicron đang tạt gáo nước lạnh lên những ai đang hy vọng rằng nền kinh tế thế giới sẽ vững bước tiến vào năm 2022. Dù vậy, quan điểm của các chuyên gia về ảnh hưởng của siêu biến chủng Omicron vẫn còn nhiều khác biệt.
Các nhà đầu tư trên toàn thế giới đang không ngừng bàn tán về siêu biến chủng Omicron lần đầu được phát hiện tại châu Phi. Biến chủng mới này có thể tác động mạnh đến thị trường ngoại hối cũng như các chính sách của Fed và quyết định của OPEC+ trong tương lai gần.
Lo ngại về biến chủng Omicron có thể lây lan nhanh hơn 500% biến chủng Delta, Bộ Y tế đã báo cáo và đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ 7 quốc gia tại khu vực miền Nam châu Phi.
Cục trưởng Cục Kiểm soát Dịch bệnh Thái Lan nêu rõ từ ngày 1/12 tới, nước này sẽ đóng cửa với các hành khách đến từ Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia, Nam Phi và Zimbabwe.
Với tổng cộng 32 đột biến gai, biến chủng Omicron đã dấy lên nguy cơ về khả năng kháng vắc xin mạnh hơn. Mới đây, WHO cũng đã xếp biến chủng này vào danh sách "biến chủng đáng lo ngại". Sau khi thông tin về biến chủng mới được công bố, nhiều quốc gia đã ra lệnh hạn chế nhập cảnh với người từ các nước miền Nam châu Phi.