|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Bệnh viện FV (Việt Pháp) cân nhắc kế hoạch IPO tại sàn chứng khoán Việt Nam

16:41 | 03/10/2019
Chia sẻ
Bênh viện đa khoa FV 100% vốn đầu tư nước ngoài đang xem xét kế hoạch chào bán cổ phần lần đầu (IPO), theo ý muốn rút vốn của cổ đông lớn Quadria Capital.
fv2

Bệnh viện Việt Pháp, quận 7, TP HCM. (Nguồn: phumyhung.com)

Việt Pháp (FV), bệnh viện đầu tiên tại khu vực phía Nam Việt Nam đạt chứng nhận chất lượng JCI (Chuẩn thiết yếu quốc tế về chất lượng y tế và an toàn cho người bệnh được xây dựng bởi tổ chức Joint Commission International), đang xem xét nhiều lựa chọn chiến lược khác nhau để đưa ra một lối thoát cho nhà đầu tư hiện hữu là Quadria Capital. Thông tin có được từ DealStreetAsia, dẫn lại lời của bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc FV.

Trong khi để mở về một thương vụ chiến lược, FV cũng đang cân nhắc việc sẽ xúc tiến một đợt IPO tại thị trường vốn Việt Nam. Những cuộc trao đổi về vấn đề này chỉ đang ở giai đoạn sơ bộ và "cho đến nay vẫn chưa chỉ định sự tham vấn của bên thứ ba nào," ông Guillon cho biết.

Theo DealStreetAsia, quyết định có khả năng sẽ được đưa ra vào cuối năm 2019, ngay cả khi phía FV chưa hề đưa ra cụ thể thời gian mà Quadria có thể rút vốn.

Quadria đầu tư vào Bệnh viện FV kể từ tháng 7/2017, thông qua Quadria Capital Fund L.P., với sự tham gia của Neuberger Berman Private Equity và German Investment & Development Corporation (DEG), một công ty con của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW).

Dù chưa có con số chính xác về giá trị của thương vụ, nhưng Quadria đang nắm lượng cổ phần đáng kể tại FV.

FV là bệnh viện tư với 100% vốn đầu tư nước ngoài từ công ty mẹ ở Hồng Kông. Bên cạnh Quadria, cổ đông còn lại của FV là một công ty có chủ sở hữu gồm 10 sáng lập viên của Bệnh viện (trong đó bác sĩ Guillon là Tổng giám đốc đơn vị này).

Jean-Marcel Guillon

Bác sĩ Jean-Marcel Guillon, Tổng Giám đốc FV (thứ 5 từ trái sang). (Nguồn: FV)

Thương vụ mua lại Bệnh viện FV trước đây, chính là khoản đầu tư thứ 7 của Quadria Capital kể từ năm 2015.

Bệnh viện FV được thành lập vào năm 2003 bởi bác sĩ Guillon và một nhóm bác sĩ người Pháp. Đặt tại quận 7, TP HCM, Bệnh viện FV có 950 nhân viên, hơn 220 giường bệnh và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế với hơn 30 chuyên khoa. Bên cạnh đó, FV cũng vận hành một phòng khám đa khoa tại tòa nhà Bitexco, quận 1.

Theo thông tin từ website của FV, bệnh viện này cũng tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân từ các nước láng giềng như Campuchia, Lào và Myanmar.

Cuối 2018, FV đã đầu tư thêm hơn 5,3 triệu USD vào Trung tâm Điều trị Ung thư Hi Vọng của bệnh viện này. Đồng thời, FV cũng công bố quan hệ hợp tác chuyên môn với HCG, hệ thống bệnh viện chuyên điều trị ung thư lớn nhất Ấn Độ.

Về phần Quadria, đây là quĩ đầu tư tư nhân hàng đầu Châu Á trong lĩnh vực y tế. Quĩ này ưa thích những công ty chăm sóc sức khỏe có tiềm năng trở thành người dẫn dầu trong thị trường khu vực.

Quĩ được Ông Abrar Mir và bác sĩ Amit Varma đồng sáng lập, có trụ sở điều hành tại Singapore và New Delhi. Theo thông tin website Quadria, Quĩ có sự chống lưng của 20 tổ chức đầu tư và quản lí 1,8 tỉ USD tài sản với 18 khoản đầu tư tại 7 quốc gia.

Quadria gần đây gây chú ý khi nhận được cam kết đầu tư 150 triệu USD từ Overseas Private Investment Corporation (OPIC), một cánh tay đầu tư tài chính xuyên biên giới của Chính phủ Mĩ. Đây là khoản cam kết dành cho quĩ mới nhất, mục tiêu gọi 700 triệu USD, của Quadria.

Theo thông tin từ DealStreetAsia, Quadria hiện đang tìm cách thoái vốn khỏi một loạt các công ty trong danh mục, chẳng hạn hãng dược phẩm Indonesia là Soho Global Health và một hãng Ấn Độ khác là Medica Synergie.

Soho đã công bố thông tin chọn Citigroup, Mandiri Sekuritas và CLSA cho thương vụ IPO của mình. Trong khi đó, tổ chức tư vấn Advay Capital đang xúc tiến cho thương vụ Medica Synergie.

Thừa Vân

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.