Du lịch chữa bệnh: Trào lưu béo bở của bệnh viện tư nhân ở Đông Nam Á
Báo cáo cho thấy châu Á – Thái Bình Dương dẫn đầu thị trường du lịch chữa bệnh đang phát triển vào năm 2017.
Đa số doanh thu tới từ bệnh nhân nước ngoài
Zion dự doán thị trường du lịch chữa bệnh toàn cầu có thể đạt doanh thu khoảng 28 tỉ USD vào cuối năm 2024, dựa trên tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm khoảng 8,8% từ năm 2018.
Trong năm 2017, thị trường du lịch chữa bệnh toàn cầu tạo ra doanh thu 15,5 tỉ USD.
Những nước đang phát triển ngày càng tập trung vào tiến bộ công nghệ và dịch vụ chất lượng trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Ảnh: thehustle.co
Các bệnh viện tư nhân chủ yếu tạo doanh thu từ bệnh nhân nước ngoài. Ở đa số nước châu Á, du lịch y tế chiếm từ 1/3 trở lên doan thu của một bệnh viện tư, theo báo cáo của Zion.
Ở Ấn Độ, du lịch chữa bệnh chiếm 25% doanh thu. Còn ở Đài Loan, Philippines và Hàn Quốc, tỷ lệ ấy là 10-15%.
Sự đóng góp lớn của khu vực tư nhân
Trong khu vực, những cải cách y tế công đang mở rộng nhanh chóng khu vực tư nhân, một yếu tố được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng của thị trường du lịch y tế.
Châu Âu đóng góp tỷ lệ doanh thu lớn trong năm 2017. Tăng trưởng ở châu Âu được cho là nhờ số bệnh nhân và chuyên gia y tế tăng, cũng như tiến bộ trong công nghệ y tế ở châu Âu.
Đặc biệt, báo cáo nhấn mạnh rằng Đức, Anh và các nước Bắc Âu sử dụng thường xuyên dịch vụ mà các bệnh viện ở Ba Lan cung cấp.
Mặc dù vậy, báo cáo dự đoán việc không thực thi Chỉ thị châu Âu về áp dụng quyền bệnh nhân trong chăm sóc sức khỏe xuyên biên giới có thể cản trở tăng trưởng của ngành.
Hồi năm 2012, Passport2Health là kế hoạch bảo hiểm y tế đầu tiên được triển khai ở Anh dựa trên du lịch chữa bệnh. Nó cung cấp dịch vụ chẩn đoán riêng cho bệnh nhân tại nhà, điều trị riêng ngoài nước ở châu Âu trong những bệnh viện thuộc mạng lưới, rồi chăm sóc sau điều trị và phục hồi chức năng ở Anh. Gói bảo hiểm này được cung cấp cho cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Xu hướng ở châu Mỹ
Thị trường châu Mỹ Latinh được dự đoán sẽ trải qua tăng trưởng mạnh trong thời kỳ dự đoán. Brazil và Mexico là những nước sẽ có mức tăng trưởng thị trường cao nhất.
Theo Zion, nhiều doanh nghiệp đang tham gia xây dựng và vận hành các bệnh viện đạt tiêu chuẩn Mỹ ở Mexico, phần lớn để phục vụ bệnh nhân Mỹ và Mexico. Giá ở Mexico thấp hơn Mỹ khoảng 40%. Những người Mỹ không có bảo hiể, thanh toán bằng tiền mặt sẽ hưởng lợi ích từ những thủ tục điều trị ở Mexico, bao gồm báo giá và giá trọn gói.
Về tổng thể, Zion cho rằng sự di chuyển của du khách là do cơ sở hạ tầng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng thấp, chi phí điều trị cao. Mức độ nhận thức tăng dần của người dân về các cơ sở y tế tiến tiến cũng là yếu tố tiên quyết được kỳ vọng thúc đẩy tăng trưởng thị trường du lịch chữa bệnh.
Những nước đang phát triển ngày càng tập trung vào tiến bộ công nghệ và dịch vụ chất lượng trong lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, Zion cảnh báo du khách sẽ đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe sau khi họ trở về nhà do chăm sóc hậu phẫu kém và nghỉ ngơi không đầy đủ.
Ngoài ra, những quy trình xét duyệt giấy tờ nghiêm ngặt, các vấn đề phê chuẩn visa và chi trả bảo hiểm không đầy đủ là một số nhân tố có thể cản trở sự tăng trưởng của thị trường du lịch y tế.
Mức đầu tư ngày càng tăng vào y tế bởi các khu vực chính phủ và tư nhân được dự báo thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng của ngành.
Hiện tại, hơn 700 bệnh viện và khoa điều trị trên toàn cầu được chứng nhận bởi Joint Commission International, tổ chức giám định chất lượng y tế ở Mỹ. Số lượng cơ sở nhận giấy chứng nhận của JCJ được dự báo tăng 20% mỗi năm.
Căn cứ theo kiểu điều trị, thị trường du lịch y tế được phân chia thành điều trị ung thư, phẫu thuật chỉnh hình, điều trị sinh sản, điều trị tim mạch, điều trị thần kinh và các mảng khác.