|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

VDSC: Kênh bệnh viện, phòng mạch sẽ có tăng trưởng doanh thu cao hơn nhà thuốc trong các năm tới

10:25 | 19/09/2019
Chia sẻ
Theo VDSC, việc bảo hiểm y tế chỉ chi trả trong kênh bệnh viện, hay các bệnh viện tư đều có nhà thuốc của riêng mình, sẽ làm hạn chế khả năng tăng trưởng của kênh bán lẻ.

Theo Công ty khảo sát thị trường quốc tế (BMI), tổng doanh số thị trường dược phẩm là 5,3 tỉ USD. Tuy nhiên kênh bệnh viện chiếm tới 70% miếng bánh.

bim

Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) chỉ còn 30% doanh số thuộc bán lẻ dược phẩm, tương đương 1,6 tỉ USD, được chia sẻ bởi khoảng 57.000 nhà thuốc và quầy thuốc trên cả nước.

Chi tiêu y tế có thể được tài trợ từ ba nguồn từ bảo hiểm y tế của chính phủ (social health care insurance), tư nhân (private insurance) và tự chi trả (out-of-pocket).

Tại Việt Nam, VDSC đánh giá bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ ngày càng chiếm phần lớn trong chi tiêu thuốc, tương tự như Trung Quốc.

Việc bảo hiểm y tế chỉ chi trả trong kênh bệnh viện, hay các bệnh viện tư đều có nhà thuốc của riêng mình, sẽ làm hạn chế khả năng tăng trưởng của kênh bán lẻ.

Thêm vào đó, Thông tư 02 được ban hành năm 2018 với mục đích kiểm soát nguồn gốc thuốc, hạn chế việc bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc cũng đang và sẽ gây nhiều tác động tiêu cực đến doanh thu của kênh nhà thuốc.

Do đó, VDSC cho rằng kênh ETC (bệnh viện, phòng mạch) sẽ có tăng trưởng cao hơn kênh OTC (nhà thuốc) trong các năm tới.

Cùng với đó, VDSC nhận định rằng việc thay thế thuốc ngoại bằng thuốc nội trong các cơ sở y tế là một xu hướng ngày càng rõ rệt.

Trong xu hướng đó, các cơ sở sản xuất trong nước sở hữu các dây chuyền EU-GMP sẽ có ưu thế hơn hẳn so với các đối thủ.

Nguyên nhân là thuốc sản xuất trên các dây chuyền EU-GMP được xếp vào nhóm đấu thầu số 2 (và nhóm 1 nếu xin được Visa xuất khẩu vào nước ngoài), và sẽ là lựa chọn đầu tiên để thay thế cho các loại thuốc biệt dược gốc và thuốc generic ngoại thuộc nhóm 1 và 2.

Trong số các doanh nghiệp dược niêm yết lớn, hiện chỉ có CTCP Pymepharco (Mã: PME) và CTCP Dược phẩm Imexpharm (Mã: IMP) có nhà máy tiêu chuẩn EU-GMP, qua đó có thể đấu thầu vào nhóm thuốc số 1 và 2.

Trong đó, Pymepharcodo được hỗ trợ chuyển giao công nghệ và sản phẩm từ đối tác Stada (Đức) nên có lợi thế đấu thầu vào nhóm 1.

Trong khi đó CTCP Dược - Trang thiết bị Y tế Bình Định (Mã: DBD), với thế mạnh là thuốc điều trị ung thư, cũng đang xây dựng một nhà máy tiêu chuẩn EU-GMP, dự kiến vận hành từ Q4/2019 nhưng việc xét tiêu chuẩn EU-GMP sẽ cần thêm nhiều thời gian.

Theo VDSC, việc đầu tư một nhà máy tiêu chuẩn EU-GMP cần rất nhiều vốn, chuyên môn và thời gian (từ 2-3 năm).


TH

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.