OPEC+ có thể duy trì thỏa thuận tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày đến tháng 11
Theo Reuters, các nguồn tin cho biết OPEC+ có thể tiếp tục duy trì thỏa thuận tăng thêm 400.000 thùng/ngày vào sản lượng tháng 11 mặc dù giá dầu đạt 80 USD/thùng, mức cao nhất trong 3 năm và sức ép từ thị trường đối với việc phải tăng sản lượng ngày một lớn.
"Cho đến nay, chúng tôi sẽ giữ kế hoạch tăng 400.000 thùng/ và sẽ đánh giá lại thỏa thuận này trong tháng 12", một trong những nguồn tin cho biết. Trước đó, sau nhiều cuộc họp, OPEC+ đã thống nhất kế hoạch tăng sản lượng dầu vào tháng 9 và bắt đầu thực hiện vào tháng 10.
Trong cuộc họp ngày 29/9, Ủy ban kỹ thuật chung của OPEC+ (JTC) nhận định thị trường dầu đang thặng dư ở mức 1,4 triệu thùng/ngày trong năm tới, thấp hơn một chút so với dự báo trước đó là 1,6 triệu thùng/ngày.
Trong phát biểu khai mạc với JTC, Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết thỏa thuận của OPEC+ đang giúp giữ cân bằng thị trường dầu mỏ.
Ông nói: "Trong bối cảnh hiện nay, quyết định của các Bộ trưởng OPEC+ về việc tăng sản lượng 400.000 thùng/ngày đang giúp cân bằng cung – cầu".
JTC nhận định thị trường dầu có thể thâm hụt 1,1 triệu thùng/ngày trong năm nay, với giả định tăng trưởng nhu cầu khoảng 6 triệu thùng/ngày và tăng trưởng nhu cầu là 4,2 triệu thùng/ngày trong năm tới.
Các đại biểu OPEC+ sẽ xem xét phân tích của JTC trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Vào ngày 28/9, giá dầu Brent đạt mức 80 USD/thùng, mức cao nhất trong 3 năm do các hoạt động sản xuất ngoài khơi Vịnh Mexico của Mỹ phải đóng cửa trong nhiều tuần vì mưa bão và nhu cầu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch.
Sau sự kiện giá dầu Brent vượt 80 USD/thùng, Nhà Trắng ngày đã liên lạc với OPEC để bàn về vấn đề này và tìm phương hướng giải quyết để tránh tình trạng giá dầu quá cao ảnh hưởng tới đà hồi phục kinh tế.
Cùng ngày, Ấn Độ, nhà nhập khẩu và tiêu thụ dầu lớn thứ 3 thế giới dự báo giá dầu thô tăng đột biến sẽ đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang các nguồn năng lượng thay thế.
Các bộ trưởng năng lượng thuộc OPEC như Iraq, Nigeria và Saudi Arabia cho rằng nhóm không cần thiết phải tổ chức cuộc họp bất thường để thay đổi thỏa thuận hiện có.
Chương trình nghị sự của JTC bao gồm việc tuân thủ các mức cắt giảm hiện có, ở mức 116% vào tháng 8. Điều này có nghĩa là nhóm đang cắt giảm nhiều hơn kế hoạch, một số thành viên phải đối mặt với những trở ngại trong nước về việc tăng sản lượng.
Hai thành viên OPEC là Nigeria và Angola, những nhà xuất khẩu dầu lớn của châu Phi, sẽ phải vật lộn để tăng sản lượng lên mức hạn ngạch OPEC+ cho đến năm tới vì các vấn đề đầu tư và bảo trì không đủ.
Điều này có nghĩa là bất kỳ sự gia tăng sản lượng lớn nào của tập đoàn sẽ phải dựa vào các nhà sản xuất có năng lực dự phòng, chẳng hạn như Saudi Arabica và UAE.
Công ty tài chính Barclays cho biết nhu cầu phục hồi mạnh mẽ sẽ vượt qua các kế hoạch của OPEC+ vì năng lực của một số nhà khai thác dầu mỏ đang bị hạn chế và khả năng lượng dầu tồn kho sẽ về mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.