|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường cà phê tháng 5/2022: Xuất khẩu cà phê Việt Nam 'bùng nổ'

16:59 | 17/06/2022
Chia sẻ
Thị trường cà phê Việt Nam trong tháng 5 sôi động hơn khi xuất khẩu "bùng nổ"  trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau đại dịch COVID-19 trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn như Brazil hay Colombia.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã duy trì dự báo về nguồn cung cà phê toàn cầu trong niên vụ cà phê hiện tại 2021-2022 ở mức 167,2 triệu bao, giảm hơn 2,1% so với niên vụ trước. Đồng thời giữ nguyên dự báo tiêu thụ cà phê toàn cầu sẽ tăng 3,3%, lên mức 170,3 triệu bao. Thị trường cà phê toàn cầu dự kiến sẽ thâm hụt khoảng 3,1 triệu bao trong niên vụ 2021-2022.

ICO cho biết tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 4 đạt tổng cộng 10,9 triệu bao các loại, giảm hơn 2,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trên sàn giao dịch London, ngày 28/5, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 7 và tháng 9 tăng lần lượt 0,4% và 0,1% so với ngày 29/4, lên mức 2.097 USD/tấn và 2.096 USD/tấn.

Trên sàn giao dịch New York, ngày 28/5 giá cà phê arabica giao kỳ hạn tháng 7 tăng 5,4% so với ngày 29/4, lên mức 229,45 UScent/pound (tương đương 5.099 USD/tấn); kỳ hạn giao tháng 9 tăng 5,7% lên mức 229,7 UScent/pound (tương đương 5.104 USD/tấn).

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng trưởng với tốc độ “bùng nổ” trong 5 tháng đầu năm nay trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau đại dịch COVID-19 trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn như Brazil hay Colombia.

Tháng 5, giá cà phê robusta nội địa có xu hướng phục hồi theo giá thế giới. Mặc dù vậy, thị trường cà phê trong nước giao dịch khá trầm lắng và chi phí phân bón cao tiếp tục tạo áp lực cho người trồng cà phê.

Lệnh phong tỏa cảng Thượng Hải và Bắc Kinh đang dần được dỡ bỏ. Điều này khiến một số người tham gia thị trường cho rằng tiêu thụ cà phê sẽ được thúc đẩy trong thời gian tới.

Tuy nhiên, theo NCIF, mặc dù cảng Thượng Hải đã được dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhưng không thể một sớm một chiều giải quyết được lượng hàng hóa dồn ứ tại Trung Quốc. Giá cước từ cảng lên hàng tại Trung Quốc hiện cao gấp 20 lần cước từ Mỹ để đưa hàng sang châu Á. Chính vì vậy, đường đi của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam vẫn chịu ảnh hưởng tiêu cực ít ra trong vài tháng nữa, nếu như dịch COVID-19 hoàn toàn lắng dịu.

Chi tiết báo cáo thị trường cà phê tháng 5/2022 miễn phí tại đây

H.Mĩ - Minh Hằng, thiết kế: Alex Chu