|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bao bì đơn điệu, khó cạnh tranh

10:48 | 21/08/2018
Chia sẻ
Mặc dù hàng Việt đã chiếm được lòng tin của người tiêu dùng (NTD) nhưng để có thể cạnh tranh được với hàng ngoại nhập đòi hỏi DN ngoài việc nâng cao chất lượng, phải đẩy mạnh đầu tư cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm.

Mẫu mã kém hấp dẫn

Thời gian qua, nhiều sản phẩm hàng Việt Nam dù đã đáp ứng được các tiêu chuẩn của những hệ thống siêu thị lớn như Big C, Aeon, Lotte Mart… nhưng lại không thể tiêu thụ tại các thị trường quốc tế. Phân tích về nguyên nhân khiến hàng Việt ít được tiêu thụ tại thị trường quốc tế, Giám đốc chiến lược sản phẩm Công ty CP Lotte Mart Việt Nam Yoon Byung So nhận định, mẫu mã bao bì sản phẩm khá đơn điệu, thiếu sáng tạo mang tính thẩm mỹ phù hợp với NTD thế giới.

“Nông sản Việt được nhiều người Hàn Quốc ưa thích nhưng bao bì lại lòe loẹt. Chẳng hạn, túi đựng bánh tráng lại in hình hoa hồng, nhiều mặt hàng như bún khô, kẹo dừa… có màu sắc rất sặc sỡ, không phù hợp với thị hiếu người Hàn Quốc. Thậm chí, thông tin trên bao bì một số sản phẩm được phiên dịch ra tiếng Hàn theo kiểu dịch tự động, khiến người Hàn Quốc vừa thấy buồn cười vừa không hiểu” - ông Yoon Byung Soo chia sẻ.

bao bi don dieu kho canh tranh
Người tiêu dùng chọn mua hàng ở siêu thị Big C. Ảnh: Hoài Nam

Thực tế, kiểu dáng hàng Việt hiện đang bày bán tại hệ thống siêu thị Hà Nội thua xa hàng Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong khi đó, tâm lý của người tiêu hiện nay là chọn các sản phẩm có mẫu mã đẹp, đóng gói bắt mắt.

"Chỉ cần nhìn vào sản phẩm của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài sản xuất đã thấy khoảng cách rất xa về mẫu mã, bao bì" - chị Vân Anh, ở ngõ 85 đường Nguyễn Lương Bằng đánh giá. Chị Vân Anh lấy ví dụ, với dòng bánh kem trứng, bao bì, hoa văn sản phẩm trong nước in không thực sự sắc sảo, chất liệu hộp giấy bên ngoài không sang trọng khiến người tiêu dùng "lạnh nhạt" với sản phẩm trong nước. Báo cáo kết quả nghiên cứu thị trường của Công ty Nghiên cứu thị trường quốc tế Business Monitor International cho thấy, thị trường bánh kẹo Việt Nam năm 2018 sẽ đạt mức 40.000 tỷ đồng nhưng thị phần của DN Việt dường như đang giảm sút trước sản phẩm nhập khẩu. Một trong những nguyên nhân là do mẫu mã, bao bì thua kém hàng ngoại nhập và DN chưa chú trọng xây dựng thương hiệu. Nhận thức chưa đầy đủ Đại diện nhiều DN sản xuất Việt Nam thừa nhận, bao bì hàng Việt đang bị thua ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, cải thiện vấn đề này cũng không phải việc đơn giản bởi doanh nghiệp Việt chủ yếu là quy mô vừa và nhỏ, gặp khó khăn cả vốn, công nghệ. Theo nhận định của các chuyên gia về marketing, lý do chính vẫn nằm ở nhận thức của nhiều doanh nghiệp Việt. Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp nội lấy lý do chi phí đầu tư cao, thường chọn cách an toàn là duy trì sử dụng mẫu mã, bao bì cũ, không dám đầu tư cải tiến mẫu mã, bao bì hoặc thay đổi nhận diện thương hiệu. Bên cạnh đó, việc thiết kế vẫn còn tùy tiện, sao chép mẫu mã của nước ngoài, thiếu sáng tạo, ấn tượng, chưa có bản sắc riêng đã làm giảm tính hấp dẫn của sản phẩm. Để tạo được thành công cho sản phẩm của mình, các doanh nghiệp sản xuất phải chinh phục người tiêu dùng bằng gu thẩm mỹ, sự độc đáo và giá hợp lý. “Trong lộ trình tiêu thụ sản phẩm, một chiếc bao bì đẹp, gắn logo doanh nghiệp và được thiết kế bắt mắt sử dụng để gói sản phẩm chắc chắn sẽ thu hút khách hơn là gói bằng túi ni lông trơn” - Phó Giám đốc Trung tâm xúc tiến Đầu tư - Thương mại - Du lịch Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh chia sẻ.

Lê Nam

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.