Bancassurance: Mảnh đất màu mỡ của các ngân hàng
Tại Việt Nam, trong thời gian qua, các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đã tích cực phối hợp với các ngân hàng thương mại tham gia phát triển mạnh mẽ kênh phân phối Bancassurance.
Những DNBH đang phát triển mạnh kênh phân phối này tại thị trường Việt Nam hiện nay là Bảo Việt, Prudential, Manulife, Prevoir, VCLI, Vietin-Aviva,…
|
Thông qua kênh Bancassurance, khách hàng được cung cấp dịch vụ "một cửa" từ các dịch vụ tài chính như vay vốn, đầu tư, giao dịch đến bảo hiểm; công ty bảo hiểm có được lượng khách hàng từ ngân hàng; còn ngân hàng thu được hoa hồng từ việc bán bảo hiểm.
Ngân hàng có thể chọn các hình thức triển khai Bancassurance khác nhau tùy theo mức độ cam kết của các bên. Hiện nay, trong lĩnh vực này có 3 loại mô hình hợp tác gồm:
(1)Thỏa thuận phân phối: Ngân hàng tự phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, không có hoặc có rất ít sự chia sẻ thông tin khách hàng
(2) Liên minh chiến lược: Cung cấp dịch vụ và quản lý kênh phân phối, hợp tác phát triển sản phẩm, chia sẻ cơ sở dữ liệu khách hàng, hạn chế đầu tư nhân sự bán hàng
(3) Độc quyền: Đòi hỏi cam kết lâu dài từ hai bên, chia sẻ cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng, đầu tư vào bán hàng, marketing và công nghệ.
Hiện tại, một số hợp tác độc quyền đã tồn tại khá lâu như: Citibank với AIA, Bảo Việt Bank với Bảo Việt, BIDV với BIDV - MetLife, HD Bank với Dai-ichi, Sacombank với Manulife, MSB với Prudential, Vietcombank với VCLI, Vietinbank và Oceanbank với Vietinbank Aviva.
Mô hình Bancassurance (Ảnh minh họa) |
Kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy mảng Bancassurance đang đóng một vai trò quan trọng trong tổng doanh thu. Điều này dẫn đến việc đưa kênh bán bảo hiểm qua Bancassurance là mục tiêu chiến lược trong năm 2017.
Cụ thể năm 2016, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV (BIC) ghi nhận tăng trưởng trên 25% doanh thu từ Bancassurance, tỷ lệ bồi thường thấp chỉ ở mức 16% mang lại mức lợi nhuận cao cho công ty.
Với mức tăng trưởng 84% qua kênh Bancassurance, Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC) đặt mục tiêu tập trung phát triển mảng này phấn đấu tăng trưởng đạt 30% doanh thu mảng khách hàng cá nhân trong năm 2017.
Những sản phẩm bảo hiểm liên kết mà ngân hàng cung cấp (Ảnh minh họa) |
Việc hợp tác giữa bảo hiểm và ngân hàng hiện không chỉ dừng lại ở mảng phi nhân thọ mà còn mở rộng thêm mảng nhân thọ. Trong đó, sản phẩm phi nhân thọ thường liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng như: bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm tiền gửi (đối với hình thức vay tín chấp), bảo hiểm hỏa hoạn và một số loại bảo hiểm tài sản khác.
Đối vởi sản phẩm nhân thọ, nhiều ngân hàng dựa trên những nguồn lực sẵn có từ khách hàng. Nhiều ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV đến một số ngân hàng thương mại Techcombank, MBBank đều góp vốn đầu tư thành lập công ty bảo hiểm riêng.
Năm 2008, Vietcombank góp 45% vốn cùng với Tập đoàn tài chính BNP Paribas Cardif và Seabank thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank-Cardif (VCLI). Sau đó Vietinbank thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva với tỷ lệ góp vốn 50%, Aviva International Holdings (Anh) góp 40% và Aviva Ltd. góp 10%. Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ BIDV MetLife là liên doanh giữa BIDV, Công ty TNHH MetLife và BIC.
Mới đây nhất, đầu năm 2017 MBBank cho ra mắt đứa con trong ngành bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life. Đây là liên doanh giữa MBBank (chiếm 61% vốn) với Tập đoàn bảo hiểm Ageas của Bỉ và Muang Thai Life Assurance của Thái Lan.
Thị phần Bảo hiểm năm 2016 (Nguồn: Tổng hợp) |
Mặc dù vậy, khi xét về thị phần thị trường bảo hiểm thì những công ty bảo hiểm của ngân hàng chiếm thị phần rất khiêm tốn. Trong mảng bảo hiểm phi nhân thọ, gần 60% thị phần nằm trong tay của PVI, Bảo Việt, Bảo Minh, PTI và PJICO. Khoảng 85% thị phần doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ nằm trong tay 5 “ông lớn” gồm Prudential, Bảo Việt, Mannulife, AIA, Dai-ichi.
Có thể thấy, sự chiếm lĩnh thị trường của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm lớn là một thách thức không nhỏ đối với việc tham gia thị trường của các ngân hàng. Tuy nhiên, bằng nguồn lực sẵn có, bảo hiểm được xem là một mảnh đất màu mỡ để các ngân hàng khai thác.
ĐHĐCĐ Bảo hiểm Quân đội: Mục tiêu tăng trưởng 68% lợi nhuận, niêm yết trong năm 2017
Năm 2017, Bảo hiểm Quân đội đặt mục tiêu doanh thu 2.150 tỷ đồng, lợi nhuận 148 tỷ đồng, tăng trưởng 68%. Tỷ suất ROE ... |
ĐHĐCĐ Bảo hiểm BIDV: Lợi nhuận 2017 tăng 35%, tỷ lệ cổ tức vẫn giữ mức 7%
Năm 2017, Bảo hiểm BIDV đưa ra kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất 186 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Trong khi ... |
Bảo hiểm VietinBank dự kiến cổ phần hóa trong năm 2017
Theo kế hoạch, Bảo hiểm Vietinbank sẽ lựa chọn nhà đầu tư chiến lược nước ngoài khi tiến hành cổ phần hóa trong năm nay. |
Dự kiến nâng mức bảo hiểm rủi ro gửi tiền tại ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm. |
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/