|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bản tin thị trường năng lượng ngày 10/3: Giá dầu chạm đáy 4 năm

20:53 | 10/03/2020
Chia sẻ
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, các hợp đồng dầu thô giao sau chạm đáy 4 năm vào phiên giao dịch ngày thứ Hai (9/3), đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ năm 1991 khi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Nga dường như hướng tới một cuộc chiến giá cả toàn diện.
Bản tin thị trường năng lượng ngày 10/3: Giá dầu chạm đáy 4 năm - Ảnh 1.

Bản tin thị trường năng lượng ngày 10/3

Dưới đây là phân tích diễn biến thị trường năng lượng toàn cầu trong phiên giao dịch ngày 10/3: 

- Kết thúc phiên giao dịch ngày 9/3, hợp đồng dầu thô WTI giao tháng 4 trên sàn New York “bốc hơi” 10,15 USD (tương đương 24,6%) còn 31,13 USD/thùng, sau khi dao động dưới mốc 29 USD/thùng khi vào đầu phiên. 

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 5 trên sàn ICE lao dốc 10,91 USD (tương đương 24,1%) xuống 34,36 USD/thùng. 

Cả 2 hợp đồng dầu Brent và dầu WTI đều đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh tháng 1/1991. 

- Phố Wall đóng cửa giảm rất mạnh trong ngày hôm qua. Dow Jones giảm 7,8% và S&P500 giảm 7.,6%. Đây là mức giảm trong ngày lớn nhất từ trước tới nay. 

Nhà đầu tư chứng khoán Mỹ bắt đầu cơn bán tháo cuồng loạn sau khi thỏa thuận cắt giảm nguồn cung dầu giữa OPEC và Nga sụp đổ, mở ra cuộc chiến tăng sản lượng và giảm giá dầu trong bối cảnh nhu cầu của thế giới thì suy yếu do dịch virus corona lan rộng và hoạt động kinh tế suy giảm. 

- Arab Saudi hồi cuối tuần trước đã giảm giá xuất khẩu dầu thô, trong một động thái được xem là nhằm mục đích hạ thấp Nga khi các cường quốc dầu mỏ tham gia vào cuộc chiến giành thị phần. 

- Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày 9/3 đã hạ dự báo nhu cầu dầu toàn cầu, hiện đang chứng kiến mức giảm 90.000 thùng/ngày trong năm nay, đảo ngược so với dự báo trước đó tăng 825.000 thùng/ngày. 

- Sự thúc đẩy của OPEC đối với các thành viên và các đồng minh do Nga dẫn đầu để tăng cường cắt giảm 1,5 triệu thùng/ngày đã bị Moscow từ chối trong các cuộc đàm phán thất bại hôm thứ Sáu (06/03) mà không có thỏa thuận. 

Điều đó có nghĩa là thỏa thuận cắt giảm hiện tại sẽ hết hạn vào cuối tháng 3, sau đó các thành viên trong và ngoài OPEC có thể tự do sản xuất dầu.

Chi tiết bản tin thị trường năng lượng ngày 9/3:




Linh Giang

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).