Bản tin thị trường kim loại ngày 22/7: Kim loại bạc lập đỉnh mới, cao nhất trong 6 năm
Bạc - Bạch kim
- Giá bạc tháng 9 đóng cửa tăng với tốc độ rất mạnh 6,76%, lên mức 21,55 USD/ounce.
- Đây là mức giá cao nhất kể từ tháng 1/2014, đồng thời kim loại quí này cũng đã tăng tới 80% tính từ thời điểm giá chạm đáy hồi tháng ba.
- Bạc không chỉ được hưởng lợi khi xuất hiện với vai trò là một kim loại quí mà còn với vai trò là kim loại công nghiệp, trong bối cảnh kim loại này đang bắt kịp với phong độ ấn tượng của vàng trong năm nay.
- Trong bối cảnh các nền kinh tế trên toàn cầu bắt đầu mở cửa trở lại sau các lệnh phong tỏa từ đại dịch COVID-19, cán cân cung - cầu bạc đã trở lại thế cân bằng, qua đó tạo ra các cơ hội cho làn sóng đầu tư đẩy giá bạc lên mức cao kỉ lục.
- Với tình hình hiện tại, các chuyên gia tại MXV nhận định giá bạc sẽ tiếp tục tăng trong tuần này, với triển vọng tăng lên mức 25 USD/ounce trong vài tuần tới.
- Giá bạch kim giao tháng 10 tăng rất mạnh 7,11% lên mức 918,9 USD/ounce.
Đồng
- Giá đồng kì hạn tháng 9 tăng mạnh 1,46%, kết phiên lên mức 2,95 USD/pound.
- BHP dự đoán mức sản lượng đồng giảm 5 - 14% trong năm tài chính tới, do sự suy giảm trong lực lượng lao động từ những tác động của COVID-19.
- Thị trường đồng tinh chế toàn cầu thiếu hụt 86.000 tấn trong tháng 4 so với thiếu hụt 3.000 tấn trong tháng ba, Tập đoàn Nghiên cứu Quốc tế cho biết.
Quặng sắt
- Giá quặng sắt kì hạn tháng 9 đóng cửa tăng mạnh 1,95% lên mức 108,1 USD/tấn.
- Doanh nghiệp khai thác hàng đầu Australia BHP trong ngày hôm qua đã công bố kết quả hoạt động trong năm tài chính 2019 - 2020 kết thúc ngày 30/6.
Theo đó, sản lượng khai thác quặng sắt lũy kế từ đầu năm tài chính đạt 248,2 triệu tấn, tăng 4% so với năm ngoái. Sản lượng quặng sắt trong quí IV đạt 66,73 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kì năm 2019.
- Hai cuộc biểu tình riêng biệt của các công nhận tại nhà máy sản xuất thép ArcelorMittal Tây Ban Nha nhằm đòi quyền lợi về việc tăng lương và lương hưu, được công ty này xác định không tác động đến sản lượng.
- Tổng sản lượng nhập khẩu phế liệu sắt thép trong 6 tháng đầu năm của Đài Loan đạt 1,94 triệu tấn, tăng 20,83% so với cùng kì năm trước. Trong đó, hai quốc gia cung cấp chiếm thị phần lớn nhất là Mỹ và Nhật Bản, lần lượt ở mức 819.363 tấn và 680.059 tấn.
- Trong tháng 5, số lượng đơn hàng thép cán phẳng và thép tấm Nhật Bản đã giảm 14,5% so với cùng kì năm 2019, cùng lúc giảm 6,4% so với tháng trước, xuống mức 682.000 tấn.
- Theo Liên đoàn sắt thép Nhật Bản, 74% các đơn hàng này dành cho thị trường nội địa, trong khi 26% còn lại dành cho thị trường xuất khẩu.
Chi tiết bản tin thị trường kim loại ngày 22/7: