|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Bài học cho ngành bán lẻ Việt Nam từ 'thoái trào' của Parkson

09:46 | 03/03/2018
Chia sẻ
Có thể nói, từ cuối tháng 2 đến nay, từ khóa Parkson Flemington đang trở thành tâm điểm của dư luận khi thương hiệu bán lẻ danh tiếng công bố đóng cửa thêm một trung tâm thương mại. Câu chuyện của một nhà bán lẻ từng có những thành công nhất định như Parkson thật sự đánh dấu bước chuyển quan trọng của mô hình bán lẻ, khi được quyết định bởi hành vi của chính người tiêu dùng.
bai hoc cho nganh ban le viet nam tu thoai trao cua parkson Parkson chật vật kinh doanh ở Việt Nam và bức tranh bán lẻ của các trung tâm thương mại
bai hoc cho nganh ban le viet nam tu thoai trao cua parkson Cận cảnh: Parkson một thời hoàng kim ngậm ngùi đóng cửa

Trong suốt gần 2 thập niên, mô hình Department Store (DS - bách hóa tổng hợp) từng tạo được tiếng vang, khi giới thiệu cho người tiêu dùng Việt Nam những xu hướng mua sắm mới và sự gia nhập của các đơn vị nước ngoài. Nếu chỉ xét trường hợp của Parkson, trước khi thu hẹp mạng lưới bán lẻ của mình, tập đoàn này đã có những “tháng năm rực rỡ” tại Việt Nam trong giai đoạn 2005 đến 2010. Tuy nhiên, từ năm 2011 trở đi, mô hình kinh doanh theo hướng DS bắt đầu bộc lộ một vài nhược điểm, nhất là khi hình thức Shopping Mall (SM - trung tâm mua sắm) kiểu mới xuất hiện, sở hữu đa chức năng từ mua sắm đến giải trí.

bai hoc cho nganh ban le viet nam tu thoai trao cua parkson

Theo giới quan sát, việc hành vi, thói quen lẫn năng lực, sở thích tiêu dùng của khách hàng tại các khu vực đều khác nhau và điều này ảnh hưởng mạnh đến việc vận hành của DS - vốn tuân thủ những nguyên tắc nhất định, khó thay đổi. Sự giới hạn về diện tích (thường dưới 20.000 m2) cũng là một điểm khó của mô hình DS, bởi không đủ để tối đa hóa, khai thác tiện ích đi kèm bên cạnh mặt hàng kinh doanh chính là thời trang và mỹ phẩm… Với diện tích từ 45.000 đến hơn 60.000 m2, mô hình SM (khu phức hợp với định nghĩa one-stop shopping – trải nghiệm mua sắm cộng thêm khu vực ăn uống, làm đẹp, siêu thị thậm chí cả trường học, ngân hàng…) trở thành lựa chọn của không chỉ riêng tín đồ mua sắm mà còn thỏa mãn các nhu cầu giải trí của các gia đình, từ trẻ em đến người lớn tuổi. Những nguyên nhân trên đã góp phần tạo nên sự dịch chuyển rõ rệt của người tiêu dùng từ DS sang SM. Không chỉ tại Việt Nam, mô hình DS cũng đang trở nên yếu thế tại các thị trường khác ở châu Á và cả thế giới.

Thêm vào đó, sự xuất hiện của thương mại điện tử (TMĐT) cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến mô hình bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, nếu chỉ tính tại Việt Nam, mức độ tác động chỉ là tương đối, bởi loại hình này vẫn chưa có nhiều đột phá. Những dịch vụ và tiện ích của TMĐT Việt Nam thời điểm này chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu mua sắm tối thiểu và làm phong phú thị trường và còn tồn tại khoảng cách lớn so với các nước phát triển. Nếu xét về cạnh tranh, trung tâm thương mại nói chung vẫn còn phải đối diện với thị phần hàng xách tay, gọi chung là “không chính ngạch”, từ những kẽ hở mang tính cục bộ.

Năm 2017, doanh số bán lẻ tại Việt Nam đạt xấp xỉ 129 tỉ đô la, tăng trưởng 11% so với năm ngoái - là một tỉ lệ khá cao nếu so sánh với khu vực Đông Nam Á nói riêng. Với dân số gần 100 triệu người, trong đó gần 70% ở độ tuổi lao động, 34% sinh sống ở đô thị và GDP khoảng 2.385 đô la/người (tăng 10% mỗi năm), thị trường bán lẻ tại Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng vô cùng lớn. Hà Nội và TP.HCM là hai đô thị phát triển nhất, có tổng số mặt bằng bán lẻ vào khoảng 2.5 triệu m2. Tuy nhiên, mật độ bán lẻ tại đây lại thấp hơn 0.2 m2/người, thấp hơn nhiều nếu so sánh với những thành phố lớn trong khu vực như Bangkok (Thái Lan), Singapore, bắc Kinh (Trung Quốc), Kuala Lampur (Malaysia) và Jakarta (Indonesia)… Từ đó, chúng ta vẫn có khoảng tăng trưởng nhanh và đáng kì vọng.

Trong giai đoạn 2018-2021, ước tính thị trường bán lẻ sẽ tăng trưởng “thấn tốc”, đáp ứng sự phát triển mạnh của các nhu cầu về giải trí (với mức tăng xấp xỉ 10%), tạp hóa hiện đại (tăng vào khoảng 9% hàng năm) và thời trang (tăng 6% hàng năm). Những dịch vụ cá nhân như gym, trung tâm thể dục, rạp chiếu phim cũng được dự đoán mở rộng với những tiêu chuẩn cao cấp hơn. Những nhà phát triển nước ngoài như TCC Group & Central Group từ Thái Lan, Mapple Tree & Kepple Land từ Singapore, Lotte & Emart từ Hàn Quốc, hay Aeon & Takashimaya của Nhật đều có dự định đầu tư mạnh vào Việt Nam. Sự tham gia của các tập đoàn nước ngoài sẽ góp phần thúc đẩy sự năng động của thị trường, mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm cũng như dịch vụ chuyên nghiệp hơn, thông qua các hoạt động M&A với những thương vụ hợp tác, liên kết mang tính chiến lược giữa các nhà phát triển trong và ngoài nước.

Sự phát triển của các SM hoặc Omni-channel (bán lẻ đa kênh) kết hợp đồng thời các ngành F&B (ẩm thực), siêu thị cao cấp, thời trang nhanh (fast fashion) hay cửa hàng đồng giá… thời gian tới được đánh giá nhiều triển vọng khi tích hợp các công nghệ quản lý vận hành hiện đại và công cụ tiếp thị mới một cách hiệu quả. Việc người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen thuộc với việc sử dụng internet, thiết bị điện tử cũng như xu hướng thanh toán bằng thẻ tín dụng cùng sự tăng trưởng của tầng lớp trung lưu là những thành tố quan trọng để thúc đẩy và thay đổi thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

Phạm Thái Bình - Trưởng Bộ phận Bán lẻ, Savills TP.Hồ Chí Minh

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.