Báo động thế giới hết... cát
Sắp thanh tra việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng tại Hà Nội, Bắc Giang, Đồng Nai | |
Giá cát leo thang, TPHCM tiếp tục cầu cứu | |
Cạn kiệt cát xây dựng, các nước dùng cát nhân tạo |
Lời ví "nhiều như cát biển" sắp không còn đúng nữa khi nguồn tài nguyên này đang bị khai thác kiệt quệ - Ảnh: Business Insider |
Trong bài viết A looming tragedy of the sand commons, đăng trên tạp chí chuyên ngành Science số ra ngày 8/9/2017, các nhà khoa học đã cho biết việc khai thác cát quá mức đang ở mức báo động. Đồng thời, các tác giả cũng dẫn chứng hành vi khai thác cát quá mức trên toàn cầu đang gây ra nhiều tác động xấu tới môi trường, làm nguồn tài nguyên này bị cạn kiệt và đẩy nhiều cộng đồng vào tình thế nguy hiểm cũng như dẫn đến xung đột.
Cũng theo bài viết trên, từ năm 1990 đến 2010, lượng tài nguyên thiên nhiên toàn cầu được khai thác để sử dụng trong xây dựng và cơ sở hạ tầng giao thông đã tăng 23 lần. Trong đó, cát và sỏi chiếm tỷ lệ nhiều nhất, vượt hẳn nhiên liệu hóa thạch và khí tự nhiên. Ước tính, cát và sỏi chiếm 79% tổng tài nguyên thiên nhiên được khai thác, tương đương 28,6 tỷ tấn/năm vào năm 2010.
Nguyên do đằng sau sự khai thác này đến từ việc cát là thành phần không thể thiếu của bê tông, đường sá, thủy tinh và đồ điện. Một lượng cát khổng lồ cũng được nạo vét để phục vụ cho các dự án cải tạo đất, khai thác khí tự nhiên từ đá phiến hoặc những chương trình cải thiện bãi biển.
Theo thống kê, mức khai thác cát xây dựng cao nhất đến từ châu Á - Thái Bình Dương, theo sau là khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, ngành sản xuất cũng như sử dụng cát và sỏi cho xây dựng đã được định giá vào khoảng 8,9 tỷ USD trong năm 2016. Riêng lượng sản xuất đã tăng 24% trong vòng 5 năm qua.
Tuy nhiên, những con số to lớn này vẫn chưa đánh giá hết được mức khai thác và sử dụng cát trên toàn cầu. Chính phủ nhiều nước lo ngại rằng việc lưu trữ hồ sơ không đồng đều ở các quốc gia có thể đang góp phần che bớt mức khai thác cát thực tế.
Những số liệu chính thức thường chỉ cho biết một cách không đầy đủ về lượng cát được sử dụng, đặc biệt khi các số liệu này thường bỏ qua lượng cát sử dụng cho các mục đích ngoài xây dựng như cắt phá thuỷ lực hay cải tạo bãi biển.
Do tình trạng cạn kiệt cũng như lệnh cấm nạo vét ở nhiều nước mà nguồn tài nguyên vốn chỉ mang tính chất khu vực này đang dần trở thành một loại hàng hóa có tầm quốc tế. Ước tính, giá trị thương mại quốc tế của cát đã tăng phi mã, gần gấp 6 lần trong vòng 25 năm qua vì thiếu hụt nguồn cung. Lợi nhuận từ việc khai thác cát cũng thường xuyên dẫn đến tình trạng trục lợi bất chính.
Để ứng phó với tình trạng bạo lực leo thang xuất phát từ sự cạnh tranh trong nạo vét cát, chính quyền Hồng Kông đã phải ban hành một quy định độc quyền về khai thác và buôn bán cát từ đầu những năm 1900 cho đến tận năm 1981.
Song, vì nhu cầu quá cao và cũng vì lợi nhuận, nhiều tổ chức vẫn sẵn sàng nạo vét cát một cách vô tội vạ mà bất chấp hậu quả về lâu dài. Ngày nay, các tổ chức tội phạm ở Ấn Độ, Ý và nhiều nơi khác vẫn buôn bán cát, sỏi trái pháp luật. Thậm chí, vì lượng nhập khẩu quá cao mà quốc đảo Singapore cũng phải vướng vào vòng tranh chấp với Indonesia, Malaysia và Campuchia vì cát.