Yêu cầu Bộ Xây dựng hướng dẫn các địa phương giải pháp ổn định thị trường VLXD
Yêu cầu Bộ Xây dựng có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương chủ động bảo đảm ổn định thị trường VLXD. Ảnh: Internet. |
Văn phòng Chính phủ vừa phát đi Văn bản số 9826/VPCP-CN gửi Bộ Xây dựng về vấn đề báo chí nêu liên quan đến việc Campuchia cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn.
Theo đó, văn bản cho biết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Xây dựng nghiên cứu việc ngừng xuất khẩu cát vĩnh viễn của Campuchia và ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam như thế nào, từ đó có giải pháp phù hợp để hướng dẫn các địa phương chủ động bảo đảm ổn định thị trường vật liệu xây dựng trên địa bàn.
“Việt Nam tiếp tục thực hiện chủ trương không xuất khẩu mọi loại cát ra nước ngoài”, Văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng nhấn mạnh.
Trước đó, hồi giữa tháng 7/2017, Campuchia đã công bố lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn. Các nhóm bảo vệ môi trường nói rằng việc đào và hút cát đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái ven biển của Campuchia. Năm ngoái, nước này cũng công bố lệnh cấm xuất khẩu cát tạm thời, nhưng các nhà hoạt động môi trường cho rằng hoạt động đào hút cát vẫn tiếp diễn.
Phát ngôn viên Meng Saktheara thuộc Bộ Khai khoáng và Năng lượng Campuchia nói rằng lệnh cấm xuất khẩu cát vĩnh viễn mà nước này vừa ban hành là câu trả lời đối với những lo ngại về môi trường. “Những lo ngại đó là chính đáng và rủi ro là rất lớn, bởi vậy chúng tôi quyết định cấm xuất khẩu cát và hoạt động đào hút cát quy mô lớn”, ông Meng nói.
Trước Campuchia, nhiều quốc gia khác cũng đã ban hành nhiều loại lệnh cấm xuất khẩu cát khác nhau. Chẳng hạn, Malaysia ban lệnh cấm xuất khẩu cát vào năm 1997, còn Indonesia công bố lệnh cấm xuất khẩu đất pha cát sang Singapore vào năm 2007.
Các tổ chức môi trường hy vọng rằng lệnh cấm sẽ chấm dứt việc buôn bán cát, hoạt động mà họ cho là gây tổn hại cho môi trường trong nhiều năm trời.
Sau giá cát, giá thép xây dựng lại 'nhảy múa' Chưa hết nỗi lo cơn sốt giá cát, từ giữa tháng 8 tới nay, các chủ thầu xây dựng tại TP.HCM lại đau đầu với ... |
Cát khan hiếm, giá cao bất thường, TP HCM sử dụng tro, xỉ, thạch cao để sản xuất VLXD TP HCM vừa có chỉ đạo các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng tro, xỉ, thạch cao để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu ... |