|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Nhà đất

Sắp thanh tra việc khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng tại Hà Nội, Bắc Giang, Đồng Nai

11:05 | 18/12/2017
Chia sẻ
Tại 3 tỉnh, thành này, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra công tác quản lý, khai thác, sản xuất đá xây dựng, cát xây dựng, gạch nung, ngói nung, vật liệu xây dựng không nung; quản lý, sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình trên địa bàn.
ha noi bac giang dong nai sap bi thanh tra viec khai thac san xuat kinh doanh vat lieu xay dung TP HCM lo thiếu cát, xi măng xây dựng vào năm 2020
ha noi bac giang dong nai sap bi thanh tra viec khai thac san xuat kinh doanh vat lieu xay dung Giá cát leo thang, TPHCM tiếp tục cầu cứu

Bộ Xây dựng mới đây đã ban hành Quyết định số 1199/QĐ-BXD về kế hoạch thanh tra năm 2018.

Theo đó, năm 2018, Bộ sẽ thanh tra công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch xây dựng được duyệt; hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và thực hiện quy định của pháp luật về nhà ở tại một số dự án; công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng; việc Khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng... tại nhiều địa phương, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp...

ha noi bac giang dong nai sap bi thanh tra viec khai thac san xuat kinh doanh vat lieu xay dung

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Trong đó, đối với công tác thanh tra việc khai thác sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra tại một số tỉnh, thành như: Hà Nội, Bắc Giang, Đồng Nai...

Cụ thể, tại 3 tỉnh, thành này, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra công tác quản lý, khai thác, sản xuất đá xây dựng, cát xây dựng, gạch nung, ngói nung, vật liệu xây không nung; quản lý, sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình trên địa bàn.

Ngoài ra, tại một số địa phương và một số tổ chức, cá nhân có liên quan, Bộ Xây dựng sẽ thanh tra việc thực hiện theo quy hoạch xi măng được duyệt trên địa bàn toàn quốc; việc khai thác đá làm nguyên liệu sản xuất xi măng theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg ngày 29/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Thời gian qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá cát liên tục tăng cao tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Việc giá cát tăng đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp xây dựng và các công trình đang thi công. Nguyên nhân giá cát tăng là do thiếu nguồn cung. Việc thiếu nguồn cung cát, theo đại diện Bộ Xây dựng là do lượng cát ở các dòng sông giảm, bởi đập thủy điện, thủy lợi làm hạn chế bồi đắp, đồng thời các hoạt động khai thác được giám sát chặt khiến giá tăng cao.

Trao đổi với báo chí trước đó, ông Phạm Văn Bắc, Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, hiện nay có 49/63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã cấp phép khai thác gần 692 triệu m3. Sản lượng khai thác này chỉ đáp ứng được khoảng 30-40% nhu cầu xây dựng. Hiện trữ lượng cát của cả nước chỉ có khoảng hơn 2 tỷ m3. "Trong khi đó, nếu sử dụng cát như hiện nay thì đến 2020, nước ta sẽ không còn cát để đáp ứng nhu cầu xây dựng", oogn Bắc nói.

Vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã phải đưa cát từ miền Trung vào để cung cấp cho thị trường TP HCM. Trong khi đó, việc thăm dò, cấp phép khai thác và vận chuyển cát là thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành phố, vì đây là sản phẩm vật liệu xây dựng thông thường. Còn việc mua, bán cát trên thị trường là thẩm quyền của ngành Công Thương.

Bộ Xây dựng đã đề xuất các biện pháp để hạn chế dùng cát làm vật liệu san lấp. Vật liệu sẽ thay thế cát để san lấp là tro, xỉ, thạch cao, đất….Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ ban hành tiêu chuẩn về loại vật liệu này.

Khánh Hà