|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bà Nguyễn Phương Hằng chưa nộp đơn kháng cáo, chấp nhận mức án 3 năm tù

14:27 | 09/10/2023
Chia sẻ
Trước đó, Hội đồng xét xử cho biết hành vi của bà Nguyễn Phương Hằng phải xử lý nghiêm để cải tạo, giáo dục và răn đe, phòng ngừa chung.

Tờ Dân trí đưa tin, ngày 9/10, Tòa án Nhân dân TP HCM cho biết dù đã hết thời hạn nhưng chưa nhận được đơn kháng cáo của bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, Tổng giám đốc CTCP Đại Nam) đối với bản án về lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, con trai bà Hằng cho biết bà Phương Hằng đã chấp nhận mức án, xin thi hành án sớm.

Theo bản án sơ thẩm, từ tháng 3/2021 đến tháng 3/2022, bà Hằng sử dụng các nền tảng mạng xã hội như: Youtube, Facebook, Tiktok… để thực hiện các buổi phát trực tiếp, đưa ra các phát ngôn về đời tư cá nhân của nhiều người, gây ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của những cá nhân, gồm:

Nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, bà Ðặng Thị Hàn Ni, ca sĩ Ðàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên cùng chồng Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển và các bà Ðinh Thị Lan, Lê Thị Giàu, Trương Việt Hà.

Kết quả điều tra, bà Hằng thừa nhận các thông tin này chưa được kiểm chứng, không có căn cứ xác thực. Quá trình mở rộng điều tra, cơ quan chức năng đã khởi tố thêm ông Đặng Anh Quân cùng ba người là Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân.

Ngày 21/9, TAND TP HCM tuyên phạt bà Nguyễn Phương Hằng 3 năm tù về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Ông Đặng Anh Quân - cựu giảng viên Trường Đại học Luật TP HCM, lĩnh 2 năm 6 tháng tù. Ba nhân viên của bà Hằng gồm Nguyễn Thị Mai Nhi, Huỳnh Công Tân, Lê Thị Thu Hà lĩnh án 18 tháng tù. Ngoài ra, các bị cáo phải liên đới bồi thường cho bà Hàn Ni, bà Đinh Thị Lan 18 triệu đồng. 

Đến nay, 4 đồng phạm đã có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Thùy Trang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.