|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Ba nguyên nhân chính khiến dịch ASF lây lan tại Trung Quốc

16:06 | 16/05/2019
Chia sẻ
Mặc dù đã có những biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn sự lây lan của dịch tả heo châu Phi (ASF), nhưng virus vẫn xâm nhiễm trên khắp Trung Quốc rộng lớn.

Dịch ASF tiếp tục lây lan tại quốc gia này khi được xác nhận tại đảo 6 tỉnh của đảo Hải Nam vào cuối tháng 4. Như vậy, kể từ khi dịch ASF được phát hiện tại Trung Quốc vào tháng 8/2019, đã có hơn 129 trường hợp bùng phát được báo cáo tại 31 tỉnh, thành/khu tự trị và tiêu huỷ hơn 1,02 triệu con heo trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. 

Nghiên cứu cho thấy 62% trong 21 trường hợp nhiễm dịch đầu tiên liên quan đến thức ăn chăn nuôi là rác thải nhà bếp. Lệnh cấm sử dụng rác thải nhà bếp làm thức ăn cho heo ngay sau đó và ghi chép về xe vận chuyển gia súc đã được cập nhật, Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) cho biết.

Theo dịch tễ học, 68 ổ dịch bùng phát tiết lộ 3 nguyên nhân chính dẫn tới sự lây lan của virus ASF. Trong đó, 46% là do xe cộ và người lao động không được khử trùng, 34% là dùng đồ ăn thừa nhà bếp làm thức ăn cho heo, và 19% là do vận chuyển heo sống và sản phẩm từ heo liên tỉnh.

Phản ứng của Trung Quốc khi virus gây tử vong cao ở heo được phát hiện

Ngay sau khi dịch ASF được báo cáo tại Trung Quốc, chính phủ quốc gia này đã thiết lập khu vực dịch bệnh trong phạm vi 3 km (từ ổ dịch) và một vùng cách li trong phạm vi 10 km xung quanh vùng nhiễm dịch. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận chuyển heo sống được triển khai và các chợ heo sống tại những tỉnh nhiễm dịch và tỉnh lân cận bị đóng cửa.

Với dịch ASF được phát hiện ở heo rừng, Bộ NN&PTNT Trung Quốc và Bộ Tài nguyên Thiên nhiên đã công bố một lưu ý chung về "Củng cố hành động ngăn chặn và kiểm soát chung đối với ASF ở heo nuôi và heo rừng".

Bộ NN&PTNT Trung Quốc đã phát hành phiên bản 2019 của "Kế hoạch triển khai khẩn cấp dịch ASF".

Trong tháng 3, cơ quan này cũng cập nhật qui định đối với các lò giết mổ heo. Theo đó, trước tháng 5, các tỉnh thực hiện thanh tra doanh nghiệp giết mổ không có giấy phép xả thải, hoặc không đáp ứng yêu cầu ngăn chặn dịch bệnh động vật sẽ bị đóng cửa và cải thiện trước tháng 7 để hoạt động trở lại.

Bộ NN&PTNT Trung Quốc yêu cầu các doanh nghiệp giết mổ tiến hành tự thanh tra bằng cách sử dụng phản ứng tổng hợp chuỗi phiên mã ngược (PCR). Nếu virus ASF bị phát hiện, doanh nghiệp giết mổ sẽ phải đóng cửa trong 48 tiếng, sau đó đăng kí đánh giá để hoạt động trở lại.

Nếu virus ASF bị phát hiện trong các sản phẩm được phân phối từ một doanh nghiệp giết mổ vì quản lí kém, doanh nghiệp giết mổ cần thu hồi số sản phẩm và hoạt động kinh doanh sẽ bị tạm ngừng trong ít nhất 15 ngày.

Hệ quả từ sự bùng phát dịch ASF tại Trung Quốc

Sự lây lan nhanh chóng của virus ASF khiến nguồn cung heo Trung Quốc dự báo giảm 10,3% xuống 48,5 triệu tấn trong 2019, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Thực tế, trong quí I, sản lượng thịt heo đã giảm 5,2% so với năm ngoái xuống 14,63 triệu tấn, trong khi đàn heo của nền kinh tế lơn thứ hai thế giới giảm 10,1% xuống 375,25 triệu con, theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc.

Sản lượng thịt heo giảm sẽ đẩy giá giá trong nửa sau của năm lên mức cao kỉ lục, và hơn 70% so với năm ngoái, theo ông Tang Ke, một quan chức bộ nông nghiệp Trung Quốc.

Cùng với đó, nhu cầu nhập khẩu thịt heo của nền kinh tế cũng dự báo tăng 41% trong năm nay lên 2,2 triệu tấn, vượt mức kỉ lục ghi nhận trong năm 2016 là 2,181 triệu tấn.

Nhu cầu nhập khẩu gia tăng từ Trung Quốc đã kéo giá thịt toàn cầu trong tháng 4 tăng 3% so với năm ngoái, khiến chỉ số giá thực phẩm tăng tháng thứ 4 liên tiếp, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) cho biết trong một báo cáo công bố hôm 9/5.

Lyly Cao

Đề xuất ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô hybrid, không áp thuế với điều hoà
Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề xuất, bổ sung quy định dòng xe điện hybid không có sạc ngoài được hưởng ưu đãi thuế suất thuế TTĐB với mức thuế suất bằng 70% mức thuế suất của dòng xe xăng dầu.