|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Bà chủ bún Nguyễn Bính: 'Nhà đầu tư chỉ muốn cướp công ty'

16:30 | 27/08/2018
Chia sẻ
Dù rất cần vốn để mở rộng doanh nghiệp, bà chủ thương hiệu bún Nguyễn Bính vẫn từ chối nhiều nhà đầu tư vì nghi họ chỉ muốn thâu tóm công ty.
 
ba chu bun nguyen binh nha dau tu chi muon cuop cong ty Từ câu chuyện của 'mợ chảnh' Nguyễn Bính tới những lỗ hổng của start-up Việt
ba chu bun nguyen binh nha dau tu chi muon cuop cong ty Định giá công ty nghìn tỷ đồng, bà chủ bún sạch trắng tay trong Shark Tank Việt Nam

Nguyễn Thị Bính sinh ra trong gia đình làm bún tại Hà Tây. Năm 16 tuổi, chị một mình vào TP. Hồ Chí Minh với chỉ 50.000 đồng. Nơi đất khách quê người, chị làm nhiều công việc kiếm sống, từ bán thịt heo, giúp việc đến trang điểm cô dâu.

Quyết định quay về nghề tổ vào cuối năm 1999, chị mở cửa hàng bún nhỏ tại quận Tân Bình. Sau 7 năm hoạt động, thương hiệu bún Nguyễn Bính trải qua 2 lần phá sản. Nhưng thất bại không làm chùn bước "người đàn bà thép". Bằng chiến lược kinh doanh thông minh, thay đổi theo thời cuộc, bún Nguyễn Bính ngày càng tạo dựng niềm tin vững chắc trong lòng người tiêu dùng.

ba chu bun nguyen binh nha dau tu chi muon cuop cong ty
Nguyễn Thị Bính - giám đốc Công ty Cổ phần Bún Nguyễn Bính - trong chương trình Café Khởi nghiệp.

Công nghiệp hóa nghề truyền thống

Điểm yếu của doanh nghiệp truyền thống là bảo thủ, không áp dụng công nghiệp hóa dây chuyền sản xuất. Ngược lại, ngay những ngày đầu trở về nghề tổ, Nguyễn Bính đã muốn làm bún tự động để đỡ vất vả, dễ tăng quy mô và nhanh chóng đưa sợi bún Việt đi vòng quanh thế giới.

Chia sẻ trong Café Khởi nghiệp gần đây, chị nói rằng, công nghiệp hóa giảm hao phí nguyên liệu, nhân công, đặc biệt tạo ra sản phẩm sạch hơn. Là người đầu tiên tự động hóa sản xuất bún, chị từng phải nghiên cứu, học hỏi, trả giá rất nhiều.

Hiện tại, bún Nguyễn Bính sản xuất theo quy trình sạch nhưng chưa đạt tiêu chuẩn organic (tự nhiên) do công ty vẫn đang mua nguyên liệu từ nông dân. Thời gian tới, doanh nghiệp dự định ký hợp đồng trông lúa hữu cơ với bà con, thực hiện mô hình sản xuất khép kín.

Ngoài ra, Bính còn ấp ủ giấc mơ xây dựng nhà máy theo tiêu chuẩn quốc tế để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng. Đồng thời, bột gạo của chị sẽ len lỏi vào những nước khó tính nhất.

“Mặc dù công nghệ đòi hỏi nhiều tiền, thời gian nhưng tôi không bao giờ nản chí. Nguyễn Bính luôn tự hứa trong tâm hay nói trước công luận là chúng tôi tạo ra nhiều duyên nghiệp tốt, chứ không muốn làm giàu cho bản thân”, chị Bính khẳng định.

ba chu bun nguyen binh nha dau tu chi muon cuop cong ty
Sản phẩm bún tươi Nguyễn Bính. Ảnh: Bún Nguyễn Bính.

Thương hiệu Nguyễn Bính luôn khẳng định vị thế trong 400 cơ sở sản xuất bún trên cả nước. Công ty đang tìm kiếm phương án mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là bài toán khó giải đáp của mô hình kinh doanh nhỏ, lấy ngắn nuôi dài.

“Mức độ cạnh tranh của ngành nghề truyền thống rất lớn, buộc doanh nghiệp phải chuyên nghiệp hơn. Mở rộng quy mô sản xuất để tăng lợi nhuận và xuất khẩu ra nước ngoài là hướng đi bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, công nghiệp hóa ngành thực phẩm truyền thống khó nhất ở khâu tăng quy mô do chi phí đầu tư máy móc lớn”, Bính cho biết.

Chủ doanh nghiệp kén nhà đầu tư

Cách duy nhất giúp doanh nghiệp truyền thống tăng quy mô sản xuất nhanh chóng là hợp tác với nhà đầu tư. Năm 2015, một công ty Thái Lan định giá bún Nguyễn Bính 100 tỷ đồng. Sau đó, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tìm đến đều nhận cái “lắc đầu” của chị.

Theo Bính, thay vì đồng hành, các nhà đầu tư chỉ muốn tước đoạt, thâu tóm công ty. Doanh nghiệp nước ngoài định giá cao nhưng ngỏ lời mua 49% cổ phần. Một số trường hợp trong hợp đồng ghi chị lãnh hội ý tưởng của đối tác. Không muốn cơ nghiệp gây dựng suốt 17 năm rơi vào tay người khác, chị lần lượt từ chối từng người dù đang cần vốn.

“Tôi là người kén nhà đầu tư. Tôi muốn tìm một người đồng hành cùng mình phát triển thương hiệu mãi mãi”, Bính nhấn mạnh.

Nữ doanh nhân thổ lộ rằng, chị sợ ngành nghề truyền thống Việt sẽ dần mai mòn. Bằng những việc làm hiện tại, chị hy vọng “hồn Việt” sẽ lan tỏa khắp thế giới. Nhưng bài toán phát triển doanh nghiệp mà giữ được nguyên vẹn chất truyền thống vẫn cần thời gian để tìm ra giải pháp.

Xem thêm

Bùi Mến

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.