Australia ra điều kiện mới về tôm nhập khẩu
Các qui định này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020. Theo Bộ Nông nghiệp Australia, việc đưa ra các điều kiện mới này là cần thiết để quản lí được rủi ro về an toàn sinh học liên quan đến bệnh Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) (Bệnh vi bào tử trùng ở tôm).
Các điều kiện nhập khẩu hiện tại (bao gồm cả đối với tôm đông lạnh đã bỏ đầu và vỏ) chưa kiểm soát được rủi ro từ bệnh EHP ở mức độ bảo vệ thích hợp của Australia (ALOP).
Rút bỏ chỉ (tĩnh mạch) tôm được coi là biện pháp hữu hiệu và thực tế nhất để giảm lượng bào tử EHP có thể tồn tại ở các cá thể tôm bị nhiễm bệnh.
Các điều kiện này được ban hành sau khi đã tham vấn ý kiến của các bên liên quan tại nội dung Hướng dẫn An toàn sinh học động vật 2020- A02.
Theo đó, tôm và các sản phẩm từ tôm chưa được làm chín sẽ phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đã qua khâu sơ chế loại bỏ chỉ tôm. Các sản phẩm này sẽ tiếp tục được kiểm tra dấu niêm phong toàn bộ 100% các lô hàng khi làm thủ tục thông quan tại Australia.
Nếu không đáp ứng được các qui định mới này các sản phẩm nêu trên sẽ được hướng dẫn tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc xử lí (ví dụ: làm chín).
Các điều kiện mới về yêu cầu an toàn sinh học đối với tôm và các sản phẩm từ tôm chưa làm chín nhập khẩu phục vụ tiêu dùng của con người được qui định cụ thể tại Attachment A – mục 2.1 của Hướng dẫn an toàn sinh học 2020-A03.
Mẫu Giấy chứng nhận sức khỏe của Australia cho tôm các loại và thịt tôm phục vụ tiêu dùng của con người đã hoàn thiện (Attachment B).
Giấy chứng nhận được cập nhật bổ sung nội dung: “The uncooked prawns have been deveined (removal of the digestive tract to at least the last shell segment)”(tạm dịch: Tôm chưa được làm chín đã được rút chỉ (loại bỏ bộ phận tiêu hóa của tôm ít nhất là tới đoạn vỏ tôm cuối cùng)) (mục 7.1).
Những thay đổi về điều kiện nhập khẩu này không áp dụng đối với các sản phẩm đã được làm chín, chế biến sâu, tẩm bột, nghiền (BBC) hoặc các sản phẩm tôm có nguồn gốc từ Australia đã chế biến tại cơ sở được phê duyệt của Thai Union.
Các điều kiện nhập khẩu mới này sẽ được duy trì tạm thời trong quá trình Australia thực hiện Đánh giá rủi ro An toàn sinh học và các điều kiện nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm phục vụ tiêu dùng của con người theo tuyên bố của Giám đốc cơ quan An toàn sinh học của Australia vào ngày 16 tháng 5 năm 2017.
Dự thảo Báo cáo đánh giá này dự kiến sẽ công bố vào giữa năm 2020 để thực hiện tham vấn các bên liên quan.
Australia cũng đã ban hành thông báo về vệ sinh và kiểm dịnh động vật (SPS) tới Ủy ban phụ trách về SPS của WTO để thông báo tới các đối tác thương mại. Ngoài ra, các tổ chức đang được cấp phép nhập khẩu các mặt hàng này của Australia cũng sẽ nhận được thông báo.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), Australia đứng thứ 7 về nhập khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 3,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.
Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt trên 127 triệu USD, tăng 10,8% so với năm 2018. Tính tới 15/4/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia đạt 29,6 triệu USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 5 năm (2015-2019), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Australia tăng trưởng liên tục từ trên 113 triệu USD năm 2015 lên hơn 127 triệu USD năm 2019.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/