|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Amazon có sụp đổ nếu Jeff Bezos đột nhiên bán đi toàn bộ số cổ phiếu của mình?

07:28 | 07/07/2021
Chia sẻ
Việc Jeff Bezos công khai bán cổ phiếu sẽ gây ra sự hoảng loạn trong tâm lý nhà đầu tư.
Sẽ ra sao nếu Jeff Bezos bán tất cả cổ phiếu của mình tại Amazon? - Ảnh 1.

Chân dung Jeff Bezos, nhà sáng lập Amazon. (Ảnh: Reuters)

Câu hỏi được trả lời trên Quora bởi Sylvain Saurel, người có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư và làm việc tại In Bitcoin We Trust.

Tính đến 4/2021, Jeff Bezos đã sở hữu 53 triệu cổ phiếu Amazon, tương đương với 10% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của công ty. Số cổ phiếu đã biến ông trở thành người đàn ông giàu nhất hành tinh. Với giá cổ phiếu Amazon hiện tại, Bezos đang nắm giữ khối tài sản lên đến 180 tỷ USD.

Jeff Bezos sẽ không thể nhanh chóng bán hết số cổ phiếu của mình. Thay vào đó, ông ấy sẽ chuyển chúng đến các thị trường khác, nơi các nhà đầu tư có thể mua với số lượng lớn.

Tuy nhiên, việc Jeff Bezos công khai bán cổ phiếu sẽ gây ra sự hoảng loạn trong tâm lý nhà đầu tư. Vì họ nghĩ rằng Jeff Bezos đang mất lòng tin vào Amazon. Trên thực tế, điều đó làm giá cổ phiếu giảm mạnh. Cuối cùng, thay vì nhận được mức định giá cổ phiếu vốn có, Jeff Bezos sẽ phải chịu lỗ.

"Vì thế, trừ khi đang rất cần tiền mặt, Jeff Bezos sẽ không làm như vậy.", Sylvain Saurel viết.

Trở về năm 2018 khi Jeff Bezos đang sở hữu khoảng 16,4% cổ phần tại Amazon. Lúc ấy, công ty có vốn hóa thị trường là khoảng 750 tỷ USD, và giá trị cổ phiếu của ông vào khoảng 123 tỷ USD.

Nhà phân tích định lượng tại Amazon, Michael Montgomery cho rằng: "Việc Amazon có sụp đổ hay không còn phụ thuộc vào cách xác định sự cố. Và viễn cảnh Bezos sẽ bán đồng loạt tất cả cổ phiếu là điều không thể xảy ra, vì lúc đấy thứ sụp đổ sẽ là sàn giao dịch.

Làm thế nào để có đủ người tiêu thụ hết 120 tỷ USD cổ phiếu của ông ta trong khi Amazon vẫn đang giao dịch khoảng 4 triệu cổ phiếu mỗi ngày? Bên cạnh đó, với tư cách là một thành viên nội bộ, Bezos phải trải qua quy trình của 'quy tắc 144a' và điều đó khiến ông không thể bán khối lượng lớn cùng một lúc."

Theo Cố vấn Đầu tư Steve Dwek, Bezos sẽ phải đối mặt với ba rắc rối nghiêm trọng nếu quyết định bán tất cả cổ phiếu của mình.

Thứ nhất, giá cổ phiếu sẽ giảm mạnh nhưng đây không phải là vấn đề tài chính đối với ông ta. Giá cổ phiếu thấp hơn có thể gây tổn hại đến công ty và hàng chục nghìn nhân viên. Hành động bán "tất cả" cổ phiếu sẽ gửi một tín hiệu xấu đến thị trường.

Mối quan tâm thứ hai chỉ đơn giản là khối lượng. Tất nhiên phải có người mua thì Bezos mới có thể bán được số cổ phiếu khổng lồ đó. Vậy ai sẽ là người "mua" 16% cổ phần của Amazon để đổi lấy 123 tỷ USD? 

Sẽ có đến 3 hoặc 4 công ty lớn trên thế giới cùng chia nhau làm điều này và Apple là một trong số đó. Bên cạnh đó, Bezos sẽ phải rao bán số cổ phiếu của mình trong vài tuần, vài tháng, thậm chí là vài năm và thông báo công khai sau mỗi lần giao dịch thành công. Vì vậy, có thể nói đây không phải là một lựa chọn tốt.

Vấn đề thứ ba là thuế. Các quy định về thuế luôn không ngừng thay đổi ở Mỹ, nhưng vẫn có một trường hợp ngoại lệ. Việc quyên góp cổ phiếu công khai luôn bị đánh thuế ít hơn đáng kể so với hình thức quyên góp bằng tiền mặt. 

Không quan trọng Jeff Bezos sẽ sử dụng hình thức nào. Sự thật đơn giản của vấn đề này là dù có quyên góp bao nhiêu thì ông ấy vẫn không thể tiêu hết tiền và sẽ giữ lại phần nhiều hơn (mặc dù không sử dụng cho mục đích cá nhân). Tóm lại, nếu Bezos sử dụng tiền vào việc từ thiện thì tài sản của ông sẽ được dùng hết một cách từ từ trong 40 năm tới.

Quỳnh Hoa