|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

Ám ảnh với hôn nhân: Ngày càng nhiều phụ nữ Trung Quốc chọn cuộc sống độc thân, quan niệm lấy chồng là thừa thãi

15:12 | 01/05/2022
Chia sẻ
Số lượng đám cưới không ngừng giảm khiến chính quyền Bắc Kinh đau đầu.

 

Chủ một cửa hàng áo cưới mặc váy cưới cho ma-nơ-canh trong đợt bùng phát COVID-19 ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô. (Ảnh: Reuters).

 

Người trẻ trung Quốc không muốn kết hôn và số lượng đám kể đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, đã đặt ra những thách thức nghiêm trọng về nhân khẩu học và kế hoạch đối với chính quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Năm 2021, có 7,63 triệu đám cưới được diễn ra tại Trung Quốc, giảm 6,3% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 40% so với một thập kỷ trước đó. Thực tế, đây là con số thấp nhất kể từ năm 1986. Do đó, chính phủ Trung Quốc đang lo lắng trước viễn cảnh tỷ lệ sinh giảm dẫn đến dân số già và suy giảm dân số.

Trước đó năm 2020, số đám cưới diễn ra cũng giảm hơn 1 triệu cuộc, một phần được lý giải do đại dịch COVID-19. Song, sau hai năm đại dịch, đến nay dấu hiệu suy giảm này vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Số lượng kết hôn đạt đỉnh 13,46 triệu người vào năm 2013, năm ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc, song đã giảm dần kể từ đó. 

Một nguyên nhân quan trọng được chỉ ra là do phụ nữ tại các thành phố lớn đã độc lập hơn về tài chính. "Tôi gửi con tại nhà ba mẹ mình ở Bắc Kinh" Song - một mẹ đơn thân 30 tuổi nói với phóng viên. "Tôi sống mà không có bất kỳ vấn đề về kinh tế nào, vì vậy tôi chưa bao giờ cảm thấy cần một tấm chồng", chị nói.

Song đã họ ở Nhật Bản và hiện đang làm việc tại một khu vực khác ở Bắc Kinh. Con cô vẫn đang học mẫu giáo và cô không có kế hoạch sinh thêm đứa thứ hai. Tại Trung Quốc, ông bà thường chăm sóc cháu của họ, vì vậy đây cũng là một lý do khác khiến việc có một người chồng ngày càng bị coi là thừa thãi.

Trong khi đó, đàn ông sống ở các vùng nông thôn vẫn mong muốn lấy vợ để chia sẻ kinh tế gia đình và nuôi dạy con cái. Sự khác biệt giới tính sống ở thành phố và nông thôn tiếp tục được mở rộng.

"Dear Child" - một bộ phim truyền hình nổi tiếng nói về xung đột hôn nhân trong việc có con và nuôi dạy chúng đã gây tranh cãi. Bộ phim xoay quanh một cặp vợ chồng trẻ đã có mối quan hệ xấu đi kể từ khi sinh con. Họ tranh cãi nhau về việc nhà, gánh nặng nuôi con và chữa trị cho con khi con bị ốm.

Các cơ quan chức năng lo ngại rằng Dear Child sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng xấu khiến người trẻ không muốn kết hôn. Bài báo ngày 11/4 của Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã cảnh báo các bộ phim truyền hình đang lan tỏa nỗi sợ hãi.

"Cũng có quan điểm cho rằng việc miêu tả xung đột và mâu thuẫn gia đình quá nhiều như vậy là không phù hợp", bài báo viết.

Thông thường, trước khi phát sóng, những bộ phim này sẽ bị xem xét về nội dung. Do đó, việc cơ quan chức năng bình luận thêm là điều bất thường. Nó đã gây ra tranh cãi lớn trong dư luận. 

"Đây là cảnh bình thường", một người xem cho hay. "Thực tế còn thê thảm hơn". Kết hôn ít hơn dẫn đến sinh con ít hơn có nghĩa là chính phủ có thể phải đối mặt với vòng xoáy đi xuống.

Trung Quốc không cố gắng gia tăng các cuộc hôn nhân mà cố gắng giảm số lượng các cuộc ly hôn. Năm 2021, số lượng các cuộc ly hôn được cho là hạ nhiệt.

Theo chính sách, đơn ly hôn có thể được rút lại trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ khi được nộp. Và nếu sau thời điểm đó, cả hai vợ chồng không yêu cầu cấp giấy chứng nhận ly hôn thì đơn đó mặc nhiên coi như được rút lại.

Năm 2021, số vụ ly hôn giảm gần một nửa so với một năm trước đó, xuống còn 2,13 triệu. 

Năm ngoái, Trung Quốc cũng bắt đầu cho phép các cặp vợ chồng sinh con thứ ba. Song, tỷ lệ sinh vẫn chưa có dấu hiệu tăng. Con số này đã giảm 1,38 triệu xuống còn 10,62 triệu trong lần giảm hàng năm thứ năm liên tiếp.

Thiên Trường