|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

ACBS gợi ý 6 nhóm ngành và các mã cổ phiếu được hưởng lợi trong quý I/2023

07:40 | 17/12/2022
Chia sẻ
Trong Talkshow với chủ đề “Chiến thuật đầu tư hiệu quả”, các chuyên gia kinh tế ACBS đã có những chia sẻ về các nhóm ngành sẽ hưởng lợi trong bối cảnh thị trường năm 2023 như tiêu dùng thiết yếu, công nghệ...

Talkshow với chủ đề “Chiến thuật đầu tư hiệu quả” được diễn ra chiều ngày 16/12, ông Võ Văn Minh, Giám đốc chi nhánh ACBS Cách mạng Tháng 8 đã chia sẻ 6 nhóm ngành được hưởng lợi trong năm 2023, cụ thể là quý I/2023.

Theo đó, ông Văn Minh cho biết khi kinh tế tăng trưởng những nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu hay công nghệ tăng trưởng là điều tất yếu. Các mã cổ phiếu được khuyến nghị là VNM, PLX, POW đối với nhóm ngành tiêu dùng và FPT đối với nhóm công nghệ.

Talkshow với chủ đề “Chiến thuật đầu tư hiệu quả”. (Ảnh chụp màn hình).

Theo góc nhìn, Việt Nam là đất nước có lợi thế về nông lâm thủy sản, tuy nhiên nhóm ngành này có tính chu kỳ ngắn khoảng 6 tháng đến một năm, do đó khi xem xét đánh giá, nhà đầu tư cần quan tâm đến yếu tố này. Đặc biệt, trong chiến sự Ukraina vừa qua, giá lương thực tăng đột biến khiến ngành gạo được hưởng lợi.

Bên cạnh đó, đầu tư công đang được thực hiện quyết liệt, do đó nhóm đầu tư công chắc chắn sẽ được hưởng lợi, tuy nhiên ông Văn Minh chỉ khuyến nghị nhóm mang tính theo đầu tư công đó là nhóm vật liệu xây dựng, với các mã cần quan tâm là HPG, PLC.

Ngoài ra, nhóm ngành đang được định giá thấp là nhóm tài chính, các mã được khuyến nghị là STB, SSI. Một nhóm ngành khác được hưởng lợi trong xu hướng thu hút FDI là bất động sản khu công nghiệp với các mã cần quan tâm là GVR, PHR, SZC.

Định giá ngành ngân hàng đang ở vùng thấp nhất lịch sử với P/E và P/B tương đương giai đoạn khủng hoảng tài chính ngân hàng 2012 – 2014. (Nguồn: ACBS).

Chia sẻ chi tiết hơn về tiềm năng của ngành ngân hàng, ông Cao Việt Hùng, Giám đốc Phân tích ngành Tài chính ACBS cho biết định giá ngành ngân hàng đang ở vùng thấp nhất lịch sử với P/E là 7,7 lần và P/B là 1,39 lần, tương đương giai đoạn khủng hoảng tài chính ngân hàng 2012 – 2014, rủi ro cũng ở mức tương tự.

Do đó, ACBS cho rằng khả năng cổ phiếu ngành ngân hàng giảm sâu hơn giai đoạn khủng hoảng 2012 - 2014 là rất thấp. Ngành ngân hàng có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới khi các yếu tố vĩ mô phục hồi.

ACBS khuyến nghị nhà đầu tư nên lựa chọn những ngân hàng có quy mô lớn, có hoạt động tương đối ổn định, rủi ro thấp và có mức định giá tốt để có thể có tiềm năng phục hồi trong thời gian tới. Cụ thể ACBS khuyến nghị tích cực với các cổ phiếu gồm CTG, với mức định giá đang thấp hơn so với các ngân hàng Big4 khác.

4 mã cổ phiếu ngân hàng được ACBS khuyến nghị. (Nguồn: ACBS).

Tiếp theo là TCB và MBB, mặc dù cả hai ngân hàng này đều gặp vấn đề về dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tương đối lớn, tuy nhiên khi các chính sách vĩ mô cũng như thị trường trái phiếu doanh nghiệp được tháo gỡ thì Techcombank và MB Bank sẽ là những ngân hàng có tiềm năng tăng giá tốt nhất trong ngành ngân hàng khi mức định giá thị trường đã triết khấu rất sâu.

Cuối cùng là STB, mã cổ phiếu này sẽ có những chuyển biến tích cực trong thời gian tới khi tái cơ cấu xong trong năm 2023, lợi nhuậnSacombank sẽ bật tăng và thị trường sẽ định giá tích cực hơn đối với cổ phiếu này.

"Chúng tôi nhận định mặc dù có những khó khăn nhưng ngành ngân hàng sẽ tiếp tục đứng vững trong thời gian tới và tiếp tục là trụ cột cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán Việt Nam", ông Việt Hùng nhấn mạnh.

Diệu Nhi

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).